1. Viêm gân gấp ngón tay (Viêm gân lò xo)
Viêm gân gấp ngón tay hay gọi là viêm gân lò xo, là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Vì vậy bệnh có tên là ngón tay lò xo.
Hình 1: Viêm gân gấp ngón tay (Viêm gân lò xo) (Ảnh minh họa)
2. Nguyên nhân
Nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp có thể là yếu tố nguy cơ gây bênh như: Nông dân, giáo viên, thợ thủ công, thợ cắt tóc…
Chấn thương: Các chấn thương có ảnh hưởng đến gân ngón.
Hậu quả của một số bệnh: Viêm khớp dạng thấp, gout, đái tháo đường…
3. Triệu chứng
Đau: Đau ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm, khó cử động ngón tay bị bệnh.
Ngón tay bị bệnh có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
Hình 2: Đau ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm (Ảnh minh họa)
Có thể sưng đỏ hoặc không.
Hình 3: Đau ngón tay, khó cử động ngón tay bị bệnh (Ảnh minh họa)
Có thể sờ thấy hạt sơ trên đoạn gân gấp ngón tay ở vị trí đốt bàn ngón.
Cận lâm sàng:
Siêu âm: Có thể thấy gân, bao gân dày lên, hoặc có dịch xung quanh. Có thể chưa thấy hạt xơ dây thanh.
Trên hình ảnh X-Quang: Không phát hiện dấu hiệu gì đặc biệt.
4. Phân biệt
Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến, gout...
5. Điều trị
Nguyên tắc:
Kết hợp nhiều biện pháp điều trị: Không dùng thuốc, dùng thuốc, tiêm corticoid tại chỗ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa.
Cần tích cực dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ lao động, sinh hoạt nhẹ nhàng, hợp lý, kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
Điều trị cụ thể (Phương pháp, nội khoa, ngoại khoa)
Các phương pháp không dùng thuốc
Hạn chế vận động gân bị tổn thương.
Chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ, chiếu tia hồng ngoại.
Hình 4: Hạn chế vận động gân bị tổn thương (Ảnh minh họa)
Điều trị nội khoa
Thuốc giảm đau: Acetaminophen…
Chống viêm: Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac…
Tiêm corticoid tại chỗ.
Hình 5: Tiêm corticoid tại chỗ (Ảnh minh họa)
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội nhân thất bại.
6. Theo dõi
Tránh các yếu tố nguy cơ: Tránh các vi chấn thương. Phát hiện và điều trị đúng các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, gút, thoái hoá khớp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn. Chỉnh các dị tật gây lệch trục của chi.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn các bệnh về cơ xương khớp, hãy liên hệ với Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam:
Địa chỉ: Số 39 Hồng Phúc - Nguyễn Trung Trực - Ba Đình - TP Hà Nội
Tại Hải Phòng: Số 65 Chu Văn An - Ngô Quyền - TP Hải Phòng
Email: trungtamdieutrixuongkhop@gmail.com
Hotline: 1900 8955
Điện thoại: 0961 095 111