TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

 

Khi có bệnh, mọi người thường nghĩ tới việc đi bệnh viện khám và mua thuốc uống... nhưng ít ai biết tới một phương pháp rất hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là an toàn cho cả phụ nữ đang mang thai, đó là phương pháp chữa bệnh bằng tác động cột sống.

 

1. Tác dụng của phương pháp tác động cột sống

 

1.1 Tác động cột sống giúp bà bầu không lo phải uống kháng sinh

 

Theo chuyên gia Trung tâm tác động cột sống Việt Nam Đỗ Đình Thi, nhiều phụ nữ cơ thể đã yếu sẵn từ trước, cộng với việc có thai sức khỏe lại càng kém nên không hấp thu được tốt những thứ bổ dưỡng đưa vào cơ thể, rất ảnh hưởng tới thai nhi và cả người mẹ. Phương pháp tác động cột sống đã khắc phục hạn chế này. Lộ trình chữa ngắn hay dài tùy thuộc vào cơ địa và sự kiên trì của người bệnh. Nhưng nhìn chung chỉ với khoảng thời gian 1 đến 3 tháng tùy theo tính chất nghiêm trọng của bệnh thì phương pháp tác động cột sống sẽ giúp cho người bệnh phục hồi hoàn toàn. Điều đặc biệt, phương pháp này giúp cho phụ nữ có thai có thể hoàn toàn yên tâm, vừa chữa, vừa dưỡng, không ảnh hưởng gì đến thai nhi và hỗ trợ cả người mẹ sau khi sinh nở.

 

Tác động cột sống giúp bà bầu không lo phải uống kháng sinh

Hình 1: Tác động cột sống giúp bà bầu không lo phải uống kháng sinh (Ảnh minh họa)

 

1.2 Tiết kiệm chi phí cho người bệnh

 

IconTheo PGS.TS Dương Trọng Hiếu, bác sỹ CKII, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, tác động cột sống là dùng một số thủ thuật của xoa bóp tác động vào xương sống và vùng cạnh xương sống.

 

IconNhững động tác này thường là day, bấm, miết, phân. Cột sống là phần nối tiếp từ xương sọ đến xương cùng cụt gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng cụt, trong đốt sống có tủy sống. Ở phương Tây người ta gọi phương pháp này là “nắm cột sống”.

 

IconKhi cột sống bị tổn thương thì một cơ số bệnh đi kèm như: Đau lưng và đau vùng thắt lưng; đau cổ, vai, gáy, cánh tay; đau, tê, mất cảm giác ở tay, chân, mông, bắp chân và bàn tay, chân; giảm trường lực cơ ở tay, chân; hạn chế vận động ở tay, chân, cổ, gáy; đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn; cong, vẹo cột sống, gai, thoái hóa cột sống; viêm đau các khớp...

 

2. Phương pháp tác động cột sống

 

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Hình 2: Thoái hóa cột sống thắt lưng (Ảnh minh họa)

 

IconTác động cột sống là dùng một số thủ thuật của xoa bóp (án ma) tác động vào xương sống và vùng cạnh xương sống. Những động tác này thường là: Day, bấm, miết, phân. Cột sống là phần nối tiếp từ xương sọ đến xương cùng cụt gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng cụt, trong đốt sống có tủy sống.

 

IconMỗi đốt sống cho ra một dây thần kinh có tác dụng điều khiển vùng tương ứng với đốt sống đó. Thí dụ: Đốt sống cổ điều khiển hoạt động của tay. Đốt thắt lưng điều khiển hoạt động của chân. Cạnh cột sống có 2 chuỗi hạch là giao cảm và phó giao cảm. Thần kinh giao cảm và phó giao cảm còn gọi là thần kinh thực vật.

 

IconNhư vậy ta thấy phương pháp tác động cột sống với các động tác như day, miết, bấm điểm, phân sẽ gây một kích thích vào vùng thần kinh của cột sống làm cho hệ thần kinh động vật và thực vật đều tăng hoạt động. Thí dụ: Khi một cánh tay bị yếu, khả năng vận động kém, ta tác động cột sống vùng cổ có thể hồi phục lại chức năng vận động của cánh tay đó.

 

IconSản phụ bị tắc tia sữa, tuyến vú kém tiết sữa tác động vùng lưng ngực có thể thông tia sữa, tuyến sữa tăng tiết sữa, bệnh nhân bị hen có cơn khó thở ta có thể tác động cột sống có thể giảm hay cắt hẳn cơn khó thở.

 

IconThực chất tác động cột sống là tác động vào hệ thống thần kinh, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh thực vật hay thần kinh động vật tùy theo ý định của thầy thuốc trong phòng và chữa bệnh.

 

3. Chỉ định và chống chỉ định của tác động cột sống là gì?

 

3.1 Chỉ định của phương pháp tác động cột sống

 

IconChỉ định của phương pháp tác động cột sống rất rộng. Vì hệ thần kinh của cột sống và cạnh cột sống điều khiển các hoạt động từ đầu đến chân. Ở trong cơ thể là các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục...

 

IconKhi các cơ quan này rối loạn hoạt động hay hoạt động yếu đều có thể dùng phương pháp tác động cột sống. Người bị đau đầu, đau mỏi cổ gáy, tê bại tay chân... cũng dùng phương pháp tác động cột sống để điều trị.

 

3.2 Chống chỉ định của tác động cột sống

 

Chống chỉ định của tác động cột sống 

Hình 3: Chống chỉ định của tác động cột sống (Ảnh minh họa)

 

IconNgười bệnh bị lở loét mụn nhọt vùng cột sống thì không nên làm vì sẽ gây nhiễm khuẩn và lở loét thêm. Khi các cơ quan bị tổn thương thực thể, thí dụ: Loét dạ dày, viêm ruột thừa, thủng dạ dày, nhồi máu cơ tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp, suy tim, khi bị sỏi thận, sỏi mật, gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng ở khớp – các trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh lây do tiếp xúc, lây qua đường máu không nên dùng phương pháp này.

 

IconĐông y đã biết trên giữa cột sống có mạch đốc, cách cột sống 0,5cm có chuỗi huyệt hoa đà giáp tích, cách cột sống 1,5 thốn (khoảng 2cm) có kinh bàng quang. Như vậy day, điểm, phân... vùng cột sống là tác động vào mạch đốc, tác động vào vùng huyệt hoa đã giáp tích và kinh bàng quang. Trên kinh bàng quang vùng lưng và thắt lưng có các du huyệt tương ứng với các tạng phủ trong cơ thể nên được đặt tên, thí dụ: Tâm du, phế du, cách du, tỳ du, thận du, đại tràng du...

 

IconMạch đốc có tác dụng điều khiển các kinh dương trong cơ thể. Huyệt hoa đà giáp tích và huyệt du của kinh bàng quang có tác dụng điều khiển hoạt động của các tạng phủ bên trong và vùng tương ứng bên ngoài.

 

4. Hỗ trợ điều trị tại Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam

 

IconTác động cột sống là một số thủ thuật của xoa bóp vào cột sống và cạnh cột sống, động tác đơn giản, có hiệu quả cao bởi nó có tác dụng làm tăng lưu thông khí huyết. Tuy vậy, người làm xoa bóp đều biết khi xoa bóp phải biến từ kỹ năng thành kỹ xảo mới đạt hiệu quả mong muốn.


IconVì bệnh tật của con người ngày càng đa dạng, phức tạp hơn, một người có thể mắc nhiều bệnh. Một bệnh lại có nhiều triệu chứng, thầy thuốc cần khám kỹ và có chỉ định đúng. Nhiều bệnh nên được kết hợp tác động cột sống với châm cứu, cũng có thể phối hợp thêm đông dược hoặc Tân dược hiệu quả điều trị mới cao, nếu chỉ đơn thuần tác động cột sống bệnh phức tạp hay bệnh có nhiều triệu chứng kết quả điều trị sẽ hạn chế.

 

 

Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam là đơn vị kết nối hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh: Thoái hóa cốt sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, vôi cột sống, gai cột sống, viêm đa khớp, bệnh gout... và các triệu chứng như đau lưng, đau vai, đau cổ, đau khớp bàn tay, bàn chân,...

 

Bác sĩ tư vấn

 

Khi bị đau lưng và thoát vị đĩa đệm thì đó chính là lúc nên đến khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa, có uy tín để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Tránh các biến chứn...

1. Bệnh Gai đốt sống   Gai cột sống là một hậu quả của quá trình thoái hoá cột sống gây nên. Trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống...

Khi bị đau lưng và thoát vị đĩa đệm thì đó chính là lúc nên đến khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa, có uy tín để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Tránh các biến chứn...

Đau bả vai, đau cổ lâu ngày là triệu chứng của bệnh gì, cách điều trị hiệu quả đơn giản và an toàn   Hình 1: Đau bả vai (Ảnh minh họa)   Các biểu hiện đau vai gáy, đau cổ thườn...

1. Cách chữa đau vai gáy của người Nhật Bản   Chỉ với 1 chiếc khăn tắm, bác sĩ người Nhật đã giúp bệnh nhân đau vai gáy cảm thấy rất dễ chịu. Nếu mắc bệnh, bạn đừng nên bỏ qua phương pháp kỳ...

Hệ xương khớp có nhiệm vụ nâng đỡ, vận động cho cơ thể. Việc duy trì vận động cơ thể hợp lý của mỗi cá nhân sẽ giúp phòng ngừa, điều trị và phục hồi một số bệnh, tăng cường lực và sức mạnh của cơ b...

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kênh mạng xã hội: Facebook Kênh Youtube Kênh Zalo Kênh Shopee Kênh Lazada Kênh Tiki Kênh Sendo
comment%}