ĐAU KHỚP BÀN TAY, BÀN CHÂN

 

1. Đau các khớp bàn tay, ngón tay là bệnh gì?

 

Bạn không nên hoảng sợ khi có dấu hiệu đau nhức khớp bàn tay sau hàng giờ liền chơi tennis hoặc nhắn tin hoặc đau, mỏi chân sau trận bóng kéo dài (mặc dù bạn vẫn nên đi khám bác sĩ nếu tình hình không khá hơn).

 

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bị đau nhức bàn tay, bàn chân  không rõ nguyên nhân kèm theo những biểu hiện khác lạ mà bạn không thể giải thích? Dưới đây là một số lý do đáng sợ.

 

1.1 Thoái hóa khớp

 

Sự tiến triển của thoái hóa khớp gối

Hình 1: Sự tiến triển của thoái hóa khớp gối (Ảnh minh họa)

 

IconTheo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến khớp không thể vận hành thuận lợi. Sụn có thể mỏng đi đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương bị cọ xát, thậm chí bào mòn lẫn nhau, gây đau.

 

IconBệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam do khác cấu tạo giải phẫu, dây chằng và các sợi gân của phụ nữ đàn hồi hơn nam giới làm cho khớp cử động, kém ổn định hơn dẫn đến tăng nguy cơ tổn thương theo thời gianNgoài ra, càng lớn tuổi, lượng nội tiết tố cũng suy giảm dần dẫn đến viêm khớp, thoái hóa sụn, cuối cùng là thoái hóa khớp. 

 

IconNgoài ra, phụ nữ dễ mắc bệnh là do một số yếu tố nguy cơ khác: Thiếu hụt can xi, loãng xương, nhất là phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, béo phì…

 

Biến chứng của thoái hóa khớp

 

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

Hình 2: Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối (Ảnh minh họa)

 

IconChân tay bị tê, khó cử động: Nhiều trường hợp bị sưng đau, không thể cầm nắm, đi đứng thoải mái được hay bị cứng khớp sau khi ngủ dậy. Một số khác có nổi những cục cứng như xương ở khớp ngón tay, bàn chân gây biến dạng, xơ cứng khiến bệnh nhân dần mất khả năng hoạt động.

 

IconHạn chế vận động: Các khớp và cột sống bị thoái hóa sẽ bị tạm hạn chế vận động một phần, có khi hạn chế nhiều do phản xạ co cứng cơ kèm theo. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như không quay được cổ, không cúi được sát đất, một số bệnh nhân có dấu hiệu phá gỉ khớp.

 

1.2 Viêm đa khớp dạng thấp

 

Sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, giai đoạn đầu hẹp khe khớp

Hình 3: Sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, giai đoạn đầu hẹp khe khớp (Ảnh minh họa)

 

IconĐau các  khớp bàn tay, bàn chân thường để lại hậu quả nặng nề là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh cũng thường gặp ở tuổi trung nhiên và xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Có một nhóm gen liên quan đến viêm đa khớp dạng thấp, những cá nhân mang gen này nếu gặp các yếu tố thúc đẩy bệnh như căng thẳng tâm lý, nhiễm trùng, nhiễm virus hay thay đổi hormone sẽ tạo điều kiện cho bệnh khởi phát.

 

IconBệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp thường có biểu hiện cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn những người thoái hóa khớp, thường là trên 1 giờ. Các khớp đau thường đối xứng hai bên và dễ dẫn đến biến dạng khớp gây tàn phế khi bệnh kéo dài. Việc chẩn đoán sớm và điều trị viêm đa khớp dạng thấp hợp lý giúp đẩy lùi bệnh, giảm tỷ lệ tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

 

Biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp

 

Biến chứng viêm đa khớp dạng thấp

Hình 4: Biến chứng viêm đa khớp dạng thấp (Ảnh minh họa)

 

IconNhiễm trùng: Vì bệnh xuất phát do hoạt động quá mức và rối loạn của hệ miễn dịch, do đó rất nhiều liều thuốc điều trị bệnh thường ức chế hệ miễn dịch và có nguy cơ gây suy giảm hệ miễn dịch.

 

IconHội chứng ống cổ tay: Hệ lụy này xuất hiện nếu bạn bị viêm đa khớp dạng thấp ở cổ tay, từ đó gây chèn ép lên các dây thần kinh chi phối bàn tay và ngón tay.

 

IconKhô mắt và miệng: Quá trình viêm có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Ngoài ra, người mắc bệnh này còn dễ bị hội chứng Sjogren – hội chứng gây khô mắt và miệng do mất độ ẩm.

 

IconBệnh tim mạch: Suy tim và bệnh mạch vành chính là biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp lên hệ thống tim mạch.

 

IconBệnh phổi: Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bây ra các bệnh lý về phổi, thường ở dạng mãn tính, các biểu hiện thường gặp như khó thở, ho dai dẳng, đau buốt ngực,…

 

1.3 Đau khớp bàn tay, bàn chân có thể là bệnh gout

 

Đau khớp bàn tay, bàn chân có thể là bệnh Gout

Hình 5: Đau khớp bàn tay, bàn chân có thể là bệnh Gout (Ảnh minh họa)

 

IconQuá trình tiêu thụ nhiều Protein có thể gây áp lực cho các khớp xương của bạn. "Nếu bạn ăn quá nhiều Protein, cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric nhưng không thể bài tiết ra hết. Điều này gây ra một phản ứng viêm dữ dội được gọi là bệnh gout, và là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất.

 

IconCác triệu chứng của bệnh gút như nóng, sưng đỏ, và những cơn đau thường xuất hiện đầu tiên ở ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay, sau đó lan dần sang các khớp khác. 

 

Biến chứng bệnh Gout nguy hiểm 

Hình 6: Biến chứng bệnh Gout nguy hiểm (Ảnh minh họa)

 

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

 

IconGout có thể hủy hoại khớp xương, khiến bệnh nhân tàn phế. Các cục phồng bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

 

IconBệnh gout có thể gây sỏi thận, tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

 

IconTrong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh gout có thể gây tai biến, ảnh hưởng đến các cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng.

 

2. Phương pháp điều trị đau khớp bàn tay, bàn chân theo Tây Y

 

Điều trị đau khớp bàn tay, bàn chân theo Tây Y

Hình 7: Điều trị đau khớp bàn tay, bàn chân theo Tây Y (Ảnh minh họa)

 

IconTiêm, sử dụng thuốc Tây Y: Thuốc Tây Y chứa các thành phần giảm đau, kháng viêm và thuốc bổ nên ngay khi điều trị sẽ đỡ đau ngay. Nhưng lại gặp các tác dụng phụ do thành phần giảm đau mang lại: người bồn chồn, mất ngủ, điều trị lâu ngày có thể dẫn đến suy tim, suy thận.

 

IconPhẫu thuật: Bệnh nhân có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh, hoặc tủy sống tiến triển nặng mà điều trị nội khoa và phục hồi chức năng 3 tháng mà không giảm, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

 

3. Hỗ trợ điều trị đau khớp bàn tay, bàn chân hiệu quả, an toàn, “cứu tinh” cho tất cả người bệnh

 

Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân khi muốn điều trị xương khớp vô cùng hoang mang không biết điều trị ở đâu cho an toàn, hiệu quả vì nhiều trường hợp mất tiền, bệnh lại không khỏi. Hơn những thế, nhiều bệnh nhân do điều trị và sử dụng thuốc không đúng quy định dẫn đến bị suy tim suy thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

 

Hiểu được vấn đề khó khăn trong điều trị bệnh Thoái hóa cột sống, Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam ra đời với mục đích hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

 

 

 

 HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ SAU 7 -14 NGÀY

 

TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI XƯƠNG KHỚP VIỆT NAM LÀM HÀI LÒNG HƠN 50.000 BỆNH NHÂN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ !

 

Bác sĩ tư vấn

Cách chữa đau vai gáy của người Nhật Bản   Chỉ với 1 chiếc khăn tắm, bác sĩ người Nhật đã giúp bệnh nhân đau vai gáy cảm thấy rất dễ chịu. Nếu mắc bệnh, bạn đừng nên bỏ qua phương pháp kỳ di...

Đau khớp bàn tay, bàn chân là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp như: Viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp…để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần th...

Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những nước phát triển với tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp khá cao. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y Tế, số người mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp dưới...

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm ...

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kênh mạng xã hội: Facebook Kênh Youtube Kênh Zalo Kênh Shopee Kênh Lazada Kênh Tiki Kênh Sendo
comment%}