Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp không có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu. Đây là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, chiếm khoảng 0,5-2 % dân số.
Hình 1: Bệnh viêm đa khớp dạng thấp (Ảnh minh họa)
1. Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp được chia thành hai giai đoạn:
Hình 2: Triệu chứng Bệnh viêm đa khớp dạng thấp (Ảnh minh họa)
Giai đoạn khởi phát: Trong giai đoạn này người bệnh chỉ cảm thấy sốt nhẹ, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, tê bì các đầu ngón tay. Tình trạng kéo dài đến vài tháng và chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn giữa: Đây là giai đoạn bệnh phát triển mạnh mẽ và gây đau ở nhiều khớp, phổ biến nhất là khớp cổ tay, ngón tay, ngón chân, khớp gối,… Ban đầu những cơn đau xuất hiện và gây cứng khớp khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc vận động.
Giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn bệnh sẽ chuyển biến khiến người bệnh không thể hoạt động được. Vào giai đoạn này, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp hình thành do hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn. Thông thường khi cơ thể gặp những tổn thương ở bất kì vị trí nào, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để chống sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên với trường hợp hệ miễn dịch gặp rối loạn, ngay lúc này lượng kháng thể tăng một cách đột biến gây ra hiện tượng sưng viêm ở các khớp, màng dịch bao quanh khớp bị bào mòn, gân và dây chằng hay những bộ phận xung quanh sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Các nguyên nhân chính dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp:
Hình 3: Nguyên nhân Viêm đa khớp dạng thấp (Ảnh minh họa)
Di truyền: Một số người bị di truyền những đặc tính trong gen, gen này không gây ra bệnh viêm đa khớp dạng thấp hoàn toàn. Tuy nhiên nó gây ảnh hưởng và rối loạn đến hệ miễn dịch và từ đó làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
Hệ lụy của bệnh viêm gan siêu vi: Hai bệnh lý về gan là viên gan siêu vi B và C có thể gây ra tình trạng đau nhức ở xương khớp. Nếu không tiến hành khắc phục, bệnh có thể chuyển biến thành mãn tính và gây ra viêm khớp dạng thấp.
Tuổi tác: Quy luật lão hóa tự nhiên, ở độ tuổi càng cao sụn khớp và xương có xu hướng bị lão hóa, suy yếu dễ dàng bị viêm xâm nhập.
Cân nặng: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực cơ thể lên hệ thống xương khớp. Với áp lực này, nếu duy trì trong thời gian dài, hiện tượng khớp và mô sụn bị tổn thương là điều khó tránh khỏi.
Chấn thương: Chấn thương là điều kiện khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và có thể gây ra nhiễm trùng ở vùng khớp từ đó khiến hiện tương viêm xuất hiện ở nhiều khớp trên cơ thể.
Một số nguyên nhân khác như chứng lupus ban đỏ, bệnh sốt thấp khớp, hút thuốc lá, cơ địa, môi trường ô nhiễm,… cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
3. Biến chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Hình 4: Biến chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp (Ảnh minh họa)
Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh viêm đa khớp dạng thấp như sau:
Nhiễm trùng: Vì bệnh xuất phát do hoạt động quá mức và rối loạn của hệ miễn dịch, do đó rất nhiều liều thuốc điều trị bệnh thường ức chế hệ miễn dịch và có nguy cơ gây suy giảm hệ miễn dịch.
Hội chứng ống cổ tay: Hệ lụy này xuất hiện nếu bạn bị viêm đa khớp dạng thấp ở cổ tay, từ đó gây chèn ép lên các dây thần kinh chi phối bàn tay và ngón tay.
Khô mắt và miệng: Quá trình viêm có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Ngoài ra, người mắc bệnh này còn dễ bị hội chứng Sjogren – hội chứng gây khô mắt và miệng do mất độ ẩm.
Bệnh tim mạch: Suy tim và bệnh mạch vành chính là biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp lên hệ thống tim mạch.
Bệnh phổi: Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bây ra các bệnh lý về phổi, thường ở dạng mãn tính, các biểu hiện thường gặp như khó thở, ho dai dẳng, đau buốt ngực,…
4. Cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp theo phương pháp Tây Y
Hình 5: Cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp theo phương pháp Tây Y (Ảnh minh họa)
Tiêm, sử dụng thuốc Tây Y: Thuốc kháng viêm không steroid, loại thuốc này gây ức chế enzyme gây viêm. Từ đó tình trạng viêm sẽ không phát triển và ít gây sưng đau hơn cho người bệnh. Một số loại thuốc kháng viêm không steroid theo toa thường dùng như celecoxib, piroxicam, natri naproxen,…
Phẫu thuật: Khi bệnh nhân uống các loại thuốc chữa viêm không có hiệu quả hoặc điều trị nội khoa và phục hồi chức năng 3 tháng mà bệnh không giảm, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Việc điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật đều để lại những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Không những chỉ là biện pháp tạm thời điều trị giảm đau mà sau khi điều trị lâu dài sẽ dẫn đến suy tim, suy thận, ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Đơn vị hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn, “cứu tinh” cho những người bệnh
Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân khi muốn điều trị xương khớp vô cùng hoang mang không biết điều trị ở đâu cho an toàn, hiệu quả vì nhiều trường hợp mất tiền, bệnh lại không khỏi. Hơn những thế, nhiều bệnh nhân do điều trị và sử dụng thuốc không đúng quy định dẫn đến bị suy tim suy thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Hiểu được vấn đề này, Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam đã ra đời nhằm mục đích hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ SAU 7 -14 NGÀY
TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI XƯƠNG KHỚP VIỆT NAM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CHO TẤT CẢ CÁC BỆNH NHÂN !