Nằm lòng bí quyết giúp có hệ cơ xương khỏe mạnh

Nằm lòng bí quyết giúp có hệ cơ xương khỏe mạnh

 

Loãng xương và bệnh lý xương khớp là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới, gây ảnh hưởng tới khoảng 60% tổng dân số trên thế giới. Nếu thuộc một trong các nhóm người có nguy cơ mắc các bệnh về xương cao, bạn nên cân nhắc sức khỏe của mình tốt hơn.

 

Bệnh loãng xương có nguy cơ cao mắc phải ở người cao tuổi

Hình 1: Bệnh loãng xương có nguy cơ cao mắc phải ở người cao tuổi (Ảnh minh họa)

 

Thống kê cho thấy, tình trạng thoái hóa khớp ngày càng trở nên phổ biến ở người mới 35 tuổi, thậm chí trẻ hơn. Dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng với 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80 bị thoái hóa khớp, đây đang là thách thức của y tế Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi thập niên 2011 - 2020 là “Thập niên xương và khớp”. Theo đó, WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

 

Vậy làm sao để có một hệ cơ xương khỏe mạnh?

 

1. Vận động hợp lý

 

Vận động hợp lý 

Hình 2: Vận động hợp lý (Ảnh minh họa)

 

Theo nghiên cứu lợi ích đa dạng của sự vận động đều đặn và tập luyện thể lực. Hoạt động hợp lý của mỗi cá nhân giúp phòng ngừa, điều trị và phục hồi một số bệnh, tăng cường lực và sức mạnh của cơ bắp cũng như sức bền cơ thể. Ngoài ra, vận động tập luyện khoa học còn có thể phòng và kiểm soát được một số bệnh lý trong đó có tăng độ chắc của xương: Lối sống ít vận động, đặc biệt là việc nằm lỳ trên giường sẽ làm gia tăng tình trạng loãng xương khi về già. Tuy không ngăn được việc mất các khoáng chất của xương, nhưng vận động giúp bộ xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh.

 

Hiệu quả của vận động tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của loại hình vận động và cường độ tập. Nên lựa chọn loại phù hợp với tuổi tác, tình trạng sinh lý, thời gian... Sau đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng.

 

IconĐối với một người bình thường không có bệnh lý đặc biệt: Số bước cần đi mỗi ngày là 4.000 với người cao tuổi, 7.000 - 8.000 với người trung niên và 10.000 với người trẻ.

 

IconNgười béo phì muốn giảm cân, nên đi bộ chậm sẽ tránh được nguy cơ viêm khớp, chấn thương khớp, đốt nhiều mỡ thừa hơn. Thời gian đi bộ tối thiểu 30 phút/ngày.

 

IconTrẻ em đi học (từ lớp 1 trở lên, nếu đoạn đường từ nhà đến trường dưới 2.000 m) nên cho đi bộ. Ngày đầu, người lớn nên đi kèm để hướng dẫn cách đi (không nhanh quá, chậm quá, không được chạy nhảy). Tạo cho các em thói quen tự rèn luyện và không ỷ lại người lớn chở đi học. Làm cho khí huyết lưu thông, cơ bắp rắn chắc, khi học dễ tiếp thu hơn. Cơ thể được tiếp xúc với ánh nắng, tạo ra vitamin D3 chống còi xương.

 

2. Duy trì trọng lượng cơ thể

 

Duy trì trọng lượng cơ thể

Hình 3: Duy trì trọng lượng cơ thể (Ảnh minh họa)

 

Một cơ thể bình thường, cân đối là điều kiện lý tưởng để các khớp khỏe mạnh. Trên cơ thể của chúng ta: Khớp cổ chân, khớp gối, hông và thắt lưng phải nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể nên việc duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp là vô cùng cần thiết, tránh việc thừa cân gây áp lực lớn lên các khớp.

 

3. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

 

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Hình 4: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh (Ảnh minh họa)

 

Canxi và vitamin D chính là những dưỡng chất thiết yếu, quan trọng để hình thành nên một hệ xương khớp khỏe mạnh. Thiếu hụt canxi chính là nguyên nhân gây ra loãng xương, giòn xương. Hãy tăng cường bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết này thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Canxi có nhiều trong sữa, rau xanh, cá, tôm... vitamin.

 

Ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Việc ăn quá nhiều chất đạm, sự gia tăng axit uric là nguyên nhân gây nên bệnh đau xương khớp và dẫn đến bệnh gút.

 

Một số loại hoa quả tốt cho người bị đau khớp như đu đủ, dứa, chanh, bưởi. Các loại trái cây này cung cấp men kháng viêm và sinh tố C, ngoài ra nếu đem quả bơ kết hợp với đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen là thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương.

 

4. Tư thế ngủ

 

Giữ tư thế nằm ngủ đúng cách

Hình 5: Giữ tư thế nằm ngủ đúng cách (Ảnh minh họa)

 

Đối với những người bị đau nhức vùng lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, khi ngủ bạn có thể để một chiếc gối mỏng dưới phần đầu gối nhằm nâng cao phần chân lên từ đó làm giảm áp lực lên phần cột sống thắt lưng khi bạn ngủ. Từ đó sẽ giúp giảm thiểu cơn đau nhức khó chịu khi bạn ngủ dậy vào sáng hôm sau. Chú ý không nên dùng gối ngủ quá cao, bởi có thể sẽ gây ảnh hưởng đến phần xương đốt sống cổ.

 

5. Đi giày

 

Đi một đôi giày thoải mái, giày bệt là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh đau lưng, thoái hóa cột sống.

 

6. Không nên ngồi quá lâu

 

Giới nhân viên văn phòng là những người phải ngồi làm việc trước màn hình máy tính từ 8-10 tiếng mỗi ngày. Ngồi lâu, ít vận động chính là nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp. Bạn nên thay đổi tư thế ngồi làm việc, sau khoảng 1 tiếng ngồi nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng nhằm tránh gây ra tình trạng co cứng cơ, đau xương khớp.

 

Đặc biệt mọi người cũng nên nhớ không gục đầu lên bàn làm việc. Do công việc, áp lực căng thẳng hoặc vào giờ nghỉ trưa bạn có thói quen gục đầu trên bàn làm việc và đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà đôi khi bạn không ngờ tới.

 

7. Không hút thuốc lá

 

Tuyệt đối tránh xa Thuốc lá rất nguy hại cho sức khỏe con người

Hình 6: Tuyệt đối tránh xa Thuốc lá rất nguy hại cho sức khỏe con người (Ảnh minh họa)

 

Chúng ta đều biết hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người vẫn không thể bỏ được thói quen này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người hút thuốc lá có nguy cơ phải chịu đựng các cơn đau nhức xương khớp cao hơn là những người không hút thuốc. Hút thuốc lá làm giảm lượng oxy trong máu, gây ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng vận chuyển đến cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm…từ đó khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

 

Khi mắc các bệnh xương khớp để điều trị hiệu quả an toàn bạn hãy để lại số điệnt hoại để được tư vấn trực tiếp hoặc gọi qua số...

 

Bác sĩ tư vấn

 

Nằm lòng bí quyết giúp có hệ cơ xương khỏe mạnh

Nằm lòng bí quyết giúp có hệ cơ xương khỏe mạnh   Loãng xương và bệnh lý xương khớp là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới, gây ảnh hưởng tới khoảng 60% tổng dân số trên thế giới. Nếu thuộc một trong các nhóm người có nguy cơ mắc...

Đọc thêm

Nằm lòng bí quyết giúp có hệ cơ xương khỏe mạnh   Loãng xương và bệnh lý xương khớp là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới, gây ảnh hưởng tới khoảng 60% tổng dân số trên thế giới. Nếu thuộc một trong các nhóm người có nguy cơ mắc...

Đọc thêm

Bài thuốc dân gian trị các chứng đau lưng, nhức mỏi

Đau lưng là chứng bệnh mà ai cũng có thể mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau lưng như làm việc quá sức, mắc bệnh về xương khớp, đau lưng do ngồi sai tư thế, do mang thai,... Khi bị đau lưng mà chưa thành...

Đọc thêm

Đau lưng là chứng bệnh mà ai cũng có thể mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau lưng như làm việc quá sức, mắc bệnh về xương khớp, đau lưng do ngồi sai tư thế, do mang thai,... Khi bị đau lưng mà chưa thành...

Đọc thêm

Điều trị đau khớp cổ tay, ngón tay hiệu quả sau 7 ngày

Điều trị đau khớp cổ tay, ngón tay bằng phương pháp nào hiệu quả, an toàn là vấn đề băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Chính vì vậy, các chuyên gia Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam xin được chia sẻ một số thông tin...

Đọc thêm

Điều trị đau khớp cổ tay, ngón tay bằng phương pháp nào hiệu quả, an toàn là vấn đề băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Chính vì vậy, các chuyên gia Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam xin được chia sẻ một số thông tin...

Đọc thêm

Viêm khớp cổ chân và chế độ dinh dưỡng cần biết

Khớp cổ chân là một trong những khớp khá quan trọng. Tương tự như khớp gối, nhiệm vụ của khớp cổ chân là nâng đỡ toàn bộ cơ thể và duy trì hoạt động di chuyển. Do đó, khi có dấu hiệu đau nhức ở vị trí này, bạn nên nhanh...

Đọc thêm

Khớp cổ chân là một trong những khớp khá quan trọng. Tương tự như khớp gối, nhiệm vụ của khớp cổ chân là nâng đỡ toàn bộ cơ thể và duy trì hoạt động di chuyển. Do đó, khi có dấu hiệu đau nhức ở vị trí này, bạn nên nhanh...

Đọc thêm

Một số bệnh lý gây đau khớp cổ tay

Đau cổ tay là một trong những triệu chứng dễ gặp trong hoạt động hằng ngày, tuy nhiên đau cổ tay chỉ là triệu chứng của rất nhiều các bệnh khác nhau. Một số bệnh lý thường gặp đau cổ tay như sau:   1. Hội chứng ống cổ tay   Bệnh nhân thường...

Đọc thêm

Đau cổ tay là một trong những triệu chứng dễ gặp trong hoạt động hằng ngày, tuy nhiên đau cổ tay chỉ là triệu chứng của rất nhiều các bệnh khác nhau. Một số bệnh lý thường gặp đau cổ tay như sau:   1. Hội chứng ống cổ tay   Bệnh nhân thường...

Đọc thêm
Viết bình luận của bạn:
Đăng ký khám

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

banner
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kênh mạng xã hội: Facebook Kênh Youtube Kênh Zalo Kênh Shopee Kênh Lazada Kênh Tiki Kênh Sendo
comment%}