Đôi bàn tay là công cụ khéo léo giúp chúng ta thao tác rất nhiều hoạt động trong ngày, từ những việc nặng cho đến cầm nắm các vật dụng nhỏ bé. Do đó tầm quan trọng của nó được người đời ví qua câu nói "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm ". Nhưng mỗi chúng ta lại không mấy ai nghĩ đến việc bảo vệ đôi bàn tay của mình mà chỉ xem nó như một cỗ máy, nếu xảy ra vấn đề thì chỉ cần thay pin.
Nên dễ hiểu rằng tại sao ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc chứng thoái hoá bàn tay nói chung hay thoái hoá đốt ngón tay nói riêng lại chiếm phần trăm cao đến như thế!
Hình 1: Bàn tay bị thoái hóa khớp (Ảnh minh họa)
1. Nguyên nhân của thoái hóa khớp bàn tay, khớp ngón tay
Đứng thứ 4 trong top các bệnh lý thoái hóa khớp thường gặp nhất, thoái hoá bàn tay hay đốt ngón tay không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại gây đau dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đây là một bệnh khớp gặp ở cả nam và nữ nhưng nữ giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn.
Thiếu hụt canxi: Tỷ lệ người thiếu hụt canxi phần lớn rơi vào người cao tuổi kém hấp thu hay phụ nữ ở tầm tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh. Lượng canxi không đủ làm ảnh hướng tới độ chắc chắn của xương và sụn, khiến chúng không đủ sức để chống chọi lại với thoái hóa.
Lao động nặng vượt quá mức chịu đựng của lực bàn tay: Chuỗi hoạt động phải thực hiện trong một ngày quá dày đặc khiến các khớp không có thời gian nghỉ ngơi, khô sụn khớp sẽ dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay và đốt ngón tay ở những người lao động. Nhất là chị em phụ nữ nội trợ, họ phải gánh vác khối lượng công việc khổng lồ trong một ngày như giặt giũ, dọn dẹp, nấu nướng,... là đối tượng thường trực rơi vào danh sách bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay.
Tuổi tác: Hiện tượng lão hóa diễn ra càng nhanh và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở những người lớn tuổi. Thoái hóa xảy ra khi lượng máu đến nuôi dưỡng các khớp bị giảm sút. Lượng dinh dưỡng dành cho sụn khớp bị mất đi trong khi lực tác động bên ngoài vẫn diễn ra đều đặn khiến cho sụn khớp ngày càng yếu, dẫn đến thoái hóa và đau nhức.
Chấn thương: Các chấn thương trước đó như bong gân nặng, gãy xương hoặc tổn thương khớp ngón tay có thể tác động tới sụn khớp, làm thay đổi hoạt động của khớp. Khi chấn thương làm khớp thay đổi cách sắp xếp và chuyển động, lực sẽ đè ép lên bề mặt sụn khớp, sau thời gian sẽ phá hủy sụn khớp. Vì sụn khớp không thể tự phục hồi tốt, tổn thương sẽ ngày càng nặng hơn và xuất hiện các triệu chứng viêm khớp, trở nặng thành thoái hoá.
Hình 2: Bàn tay bị thoái hóa khớp (Ảnh minh họa)
2. Mối nguy hại khó lường mà thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay thường gây ra
Theo các cuộc khảo sát, có tới khoảng 50% số bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hàng ngày như: Mặc quần áo, ăn, uống, chăm sóc con cháu,... Hơn nữa, bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn tay trái, vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động. Còn xét về phương diện 5 ngón tay, thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất, do các ngón này phải hoạt động tích cực mỗi khi cầm, nắm, mang, vác, hay xách đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn cả.
Nỗi ám ảnh dai dẳng lặp lại liên hồi với bệnh nhân vào mỗi buổi sáng. Khi thức dậy, khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 - 30 phút sau khi xoa bóp, làm nóng mới có thể co duỗi được trở lại bình thường. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng là trường hợp thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp, dần dần bàn tay trở nên khó thực hiện các động tác sinh hoạt thường ngày, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ. Những ca nguy hiểm khi bệnh tình đã biến chuyển nặng sẽ dẫn đến các ngón tay bị biến dạng vì sự có mặt của các chồi xương, mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Hình 3: Khớp bình thường, khớp thoái hóa (Ảnh minh họa)
3. Cần làm gì để tránh xa bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay?
Đừng nghĩ đôi bàn tay của chúng ta không hề biết mệt mỏi, ngay cả cỗ máy cũng phải dừng hoạt động nếu khô nhớt cạn dầu. Do vậy, nên có thời gian nhất định để bàn tay được nghỉ ngơi, không làm việc liên tục nhiều giờ liền cũng như tránh làm các việc nặng. Tận dụng tối đa các thiết bị hiện đại để giảm tải khối lượng công việc cho đôi bàn tay. Sau mỗi buổi sáng ngủ dậy nên tập nhẹ nhàng các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay. Kết hợp ngâm bàn tay thường xuyên vào nước muối sinh lý ấm mỗi ngày 2 lần buổi sáng và tối. Đồng thời, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng các sản phẩm để bổ trợ xương khớp, tăng hấp thu canxi cho cơ thể.
Nếu nghi ngờ bị thoái hóa khớp bàn tay hay ngón tay, các bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín hàng đầu như Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam để được hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hại về xương khớp mãi sau này.
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ SAU 7 - 14 NGÀY
TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI XƯƠNG KHỚP VIỆT NAM LÀM HÀI LÒNG HƠN 50.000 BỆNH NHÂN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ DỊCH VỤ !