Một số vị thuốc Nam tốt cho người đau xương khớp:
1. Lá lốt
Trong lá lốt chứa nhiều hoạt chất quý. Tinh dầu lá lốt kháng viêm, giảm đau, tiêu viêm tự nhiên tốt cho chứng đau xương khớp khi trời lạnh hoặc sưng đau các khớp do thoái hoá.
Hình 1: Lá lốt (Ảnh minh họa)
Theo y học cổ truyền:
Lá lốt có vị cay; tính ấm; quy kinh: Vị, Phế, Đại trường. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thồng.
Tác dụng: Điều trị các chứng như: Đau mỏi, tê thấp, sưng khớp gối, lạnh chân tay…
Cách dùng: Sắc uống lá tươi hoặc khô, đun nước xông ngâm hoặc kết hợp với Ngải cứu mỗi thứ một nửa rửa sạch rồi đảo nóng để chườm vào chỗ khớp bị bệnh.
2. Ngải cứu (Y thảo)
Ngải cứu là loài cây quen thuộc trong đời sống hằng ngày bởi công dụng của chúng với cuộc sống. Người dân quen thuộc với Ngải cứu sử dụng như một món ăn bổ dường, nhưng công dụng lớn nhất của cây là dùng làm thuốc chữa bệnh. Đối với bệnh lý cơ xương khớp thì Ngải cứu lại càng là loài cây quen thuộc dễ kiếm.
Hình 2: Ngải cứu (Ảnh minh họa)
Theo y học cổ truyền:
Ngải cứu có vị đắng; tính ấm; quy kinh: Can, Thận, Tỳ. Có tác dụng hoạt huyết, thông mạch, kháng viêm, giảm đau, nên có thể dùng trong những chứng đay xương khớp.
Cách dùng: Dùng một nắm ngải cứu sao cùng muối bọc trong 1 lớp khăn rồi đắp lên vùng đau, làm lại như vậy khoảng 2 – 3 lần.
3. Đinh lăng gai
Đinh lăng gai hay còn gọi là cây Cuồng, Đơn châu chấu hay Độc lực là một loài cây hay mọc trong vườn nhà, toàn thân đều có thể sử dụng làm thuốc.
Hình 3: Đinh lăng gai (Ảnh minh họa)
Đinh lăng gai có vị cay, đắng; tính ấm. Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong trừ thấp. Thành phần rễ Đinh lăng gai có tính kháng viêm mạnh, có thể dùng để giải độc, thân cây có tác dụng bổ, lá cây có tác dụng chữa nhức xương khớp.
4. Cỏ xước (Ngưu tất nam)
Cỏ xước là loài mọc hoang nhưng lại có những công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh đau xương khớp.
Trong rễ cây có chứa chất gọi là alkaloid và saponin có tác dụng giãn cơ nở mạch máu, hạ huyết áo và dùng như một loại chống viêm, giảm đau tự nhiên cho các bệnh nhân xương khớp.
Hình 4: Cỏ xước (Ảnh minh họa)
Theo y học cổ truyền:
Cỏ xước có vị chua đắn; tính mát; có tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm. Cỏ xước chủ yếu dùng rễ trong các chứng bệnh: Phong thấp tê mỏi, viêm khớp, đau khớp, đau lưng, kinh nguyệt không đều…
Cách dùng: Có thể sắc uông đơn lẻ hoặc dùng kết hợp với thuốc khác.
5. Dây đau xương
Dây đau xương là loài cây không thể quên nhắc đến khi nói về thuốc đặc trị bệnh xương khớp. Dây đau xương là loại cây thân leo thường dùng thân và lá cây để chữa bệnh, thân cây khi đã già thì tốt hơn.
Hình 5: Dây đau xương (Ảnh minh họa)
Theo y học cổ truyền:
Đau xương có vị đắng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân hoạt lạc, khu phong chỉ thống. Tác dụng trong những chứng đau nhức xương khớp, phong tê thấp.
Cách dùng: Có thể sắc uống, dùng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc khác.
Liều dùng: 8 – 12 gram/ ngày.
6. Huyết đằng (Kê huyết đằng)
Huyết đằng có vị đắng chat, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết khu phong.
Hình 6: Huyết đằng (Ảnh minh họa)
Trong dân gian thường thu hái thân cây về cắt khúc phơi khô để làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức, sưng đau do ngã…
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn các bệnh về cơ xương khớp, hãy liên hệ với Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam:
Địa chỉ: Số 39 Hồng Phúc - Nguyễn Trung Trực - Ba Đình - TP Hà Nội
Tại Hải Phòng: Số 65 Chu Văn An - Ngô Quyền - TP Hải Phòng
Email: trungtamdieutrixuongkhop@gmail.com
Hotline: 1900 8955
Điện thoại: 0961 095 111