1. Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân từ đâu?
Hình 1: Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)
Hình 2: Thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)
Đĩa đệm nằm trong khoảng giữa đốt xương sống bao gồm nhân đĩa đệm nằm giữa, mân sụn và vòng sợi bao bọc ở ngoài, được giữ cố định bởi dây chằng dọc trước và dọc sau.
Vì một nguyên nhân nào đó mà vòng xơ bị tổn thương, chất nhày đĩa đệm thoát ra ngoài gọi là thoát vị đĩa đệm, khối thoát vị chèn ép vào các cấu trúc bên cạnh cột sống gây triệu chứng đau, chèn vào dây thần kinh thì dẫn đến những triệu chứng dọc theo đường đi của dây thần kinh, có thể đau, tê bị hoặc dị cảm.
2. Tại sao lại xảy ra thoát vị?
Do sự thay đổi tích chất của vòng sợi sơ, do nhân nhày thoái hóa mà đĩa đêm cột sống mất tính đàn hồi.
Vòng sụn mỏng đi.
Thêm tác động cơ học bên ngoài.
=> Tất cả đó kết hợp với nhau hoặc đơn độc từng yếu tố làm sẽ dẫn đến hậu quả là thoát vị đĩa đệm.
3. Thoát vị đĩa đệm hay xảy ra ở vị trí nào?
Có hai vị trí thoát vị đĩa đệm hay xảy ra nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
4. Vậy nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân bên trong.
Tác động cơ học là nguyên nhân bên ngoài.
=> Sự phối hợp hai yếu tố đó chính là nguồn gốc phát sinh thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân cụ thể có thể đề cập tới như:
Lão hóa: Tuổi càng cao thì khả năng tổng hợp sợi collagen và mucopolysaccharid của đĩa đệm càng giảm gây ra thoát vị dễ dàng hơn, một phần khác là do tế bào mâm sụn ở đĩa đệm cũng mất đi khả năng tự sinh sản và tái tạo, lúc này chỉ cần có một tác động đủ lớn, đĩa đệm cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nghề nghiệp: Một số nghề như: Lái xe, công nhân, nông dân, văn phòng… buộc cột sống phải hoạt động quá giới hạn, làm việc trong tư thế gò bó, rung xóc, quá ưỡn, quá gù, vẹo cột sống… sẽ làm gia tăng nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.
Sai tư thế: Thường xuyên ngồi gập cổ, lưng, nâng mang vật nặng bằng lưng và cổ vai, ngủ gối quá cao hoặc quá thấp, nghe điện thoại bằng vai và tai… là yếu tố nguy cơ của thoát vị đĩa đệm.
Chấn thương: Những chấn thương mạnh như: tai nạn, trượt ngã, bị đánh, chơi thể thao quá mức có thể gây nên thoát vị đĩa đệm.
Những nguyên nhân khác như: Di truyền, béo phì, mang thai, chế độ dinh dưỡng không hợp lý… cũng là những nguyên nhân phổ biến.
5. Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Hình 3: Thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh bị chèn ép (Ảnh minh họa)
Thông thường người bệnh dự vào cảm giác đau để phỏng đoán bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện của thoát vị đĩa đệm nằm trong nhóm triệu chứng lâm sàng đặc trưng sau:
Đau cấp tính hoặc mạn tính: Cơn đau có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ, âm ỉ hoặc dữ dội. Thông thường, cơn đau thoát vị đĩa đệm tại vị trí sẽ xuất hiện khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh (ở cổ: Thường đau vùng cổ gáy lan xuống cánh tay, cẳng tay; Ở lưng: Đau lưng lan xuống chân).
Biến dạng cột sống: Cột sống giảm đường cong sinh lý do cơ chế phản xạ chống đau của cơ thể.
Tầm vận động bị hạn chế: Người bệnh thường vận động khó khăn, biên độ chuyển động của các động tác kém.
Triệu chứng khác: Giảm hoặc mất dần phản xạ, rối loạn về cảm giác, nhiệt độ, có thể yếu hoặc liệt cơ…
Vậy làm gì để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chính xác nhất:
Người có nghi ngờ thoát vị cần đến cơ sở y tế có uy tín để thăm khám và làm những phương pháp cận lâm sàng như MRI hoặc CT-scanner.
6. Khi có kết quả chính xác thì phải có thái độ thế nào?
Khi biết mình bị thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần phải có thái độ điều trị, rèn luyện, dinh dưỡng tích cực hợp lý phòng tránh những hậu quả không mong muốn.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn các bệnh về cơ xương khớp, hãy liên hệ với Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam:
Địa chỉ: Số 39 Hồng Phúc - Nguyễn Trung Trực - Ba Đình - TP Hà Nội
Tại Hải Phòng: Số 65 Chu Văn An - Ngô Quyền - TP Hải Phòng
Email: trungtamdieutrixuongkhop@gmail.com
Hotline: 1900 8955
Điện thoại: 0961 095 111