Hàng năm cứ mỗi khi thời tiết chuyển mùa, một số bệnh thường xuất hiện hoặc tái phát, trong đó có các bệnh về xương khớp, thường gặp nhất ở người cao tuổi. Nên làm gì để phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùa.
Thời tiết chuyển mùa làm cho một số bệnh xuất hiện hoặc tái phát. Hiện tượng này gần như là yếu tố đặc trưng của khí hậu nước ta gây tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính liên quan đến thay đổi thời tiết. Bởi vì, chuyển mùa từ nóng sang lạnh, ẩm ướt, mưa nhiều, gió mùa, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là độ ẩm trong không khí tăng cao, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để thích nghi với thời tiết bằng cách co các mạch máu ngoại vi, từ đó làm giảm tưới máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, xương, khớp. Các hiện tượng phản ứng lại của cơ thể ở NCT sẽ nên gây ra các biểu hiện như: Đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
1. Các phương pháp phòng tránh
Vận động nhẹ nhàng
Hình 1: Vận động nhẹ nhàng (Ảnh minh họa)
Nguyên tắc quan trọng khi vận động đối với người bị viêm khớp là tập thể dục, vận động ít, nhẹ nhàng nhưng thường xuyên. Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng sẽ giúp tăng cường tính linh hoạt cho các khớp xương, ngăn chặn tình trạng khô, cứng khớp và góp phần giảm đau nhức.
Một số bài tập bổ trợ nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh tâm thể, thái cực quyền… sẽ giúp các khớp xương được hoạt động, tăng sự dẻo dai. Trước khi tập luyện, người bệnh cần làm ấm các khớp bị viêm, khởi động với các bài tập nhẹ nhàng sau đó thực hiện các bài tập nặng hơn một cách từ từ với các trọng lượng nhỏ, tốc độ chậm.
Khi bị đau do tập luyện, bệnh nhân có thể xoa bóp khớp, co duỗi nhẹ nhàng, chườm nóng… Người bệnh cũng nên tránh bê vác nặng làm khớp thêm tổn thương và giảm cân (nếu béo phì) để hạn chế áp lực lên khớp.
Áp dụng phương pháp trị liệu
Khi thời tiết thay đổi, người hay đau nhức cũng có thể sử dụng biện pháp xông hơi tại nhà bằng các loại lá cây có tinh dầu. Khi xông xong phải lau khô, kín gió để tránh bị đau nhức nhiều hơn. Sau khi xông, người bệnh không được tắm nước lạnh, mà phải uống một tách trà chanh nóng hoặc trà gừng có ít đường. 2 giờ sau khi xông hơi mới nên tắm lại bằng nước lạnh.
Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt
Tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng. Khi đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt khớp đạt mức cao nhất, hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương. Ngoài ra, nó còn tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên 2 mặt sụn khớp.
Người bệnh cũng nên tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì điều này sẽ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp.
Bổ sung dưỡng chất nuôi sụn khớp
Hình 2: Lớp sụn khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
Sụn chứa 75% là nước, đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Theo thời gian, phần sụn bao bọc các đầu xương sẽ dần bị lão hóa nên không còn trơn tru, mất khả năng đàn hồi và bị mòn đi. Phần đầu xương không còn được bao bọc và bảo vệ tốt nên khi vận động sẽ cọ xát, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh đau nhức.
Để xương khớp hoạt động trơn tru và không gây đau nhức khi thay đổi thời tiết, người bệnh cần bổ sung dưỡng chất cần thiết để bảo vệ sụn. Trong đó, trà được xem là thức uống lý tưởng nhờ chứa chất kháng viêm. Đồng thời nước cũng có tác dụng trong việc tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương.
Bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, Vitamin C, omega 3 như: Rau quả, trái cây, trứng, hải sản, cá ngừ, cá thu… và hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, đồ ngọt, chất kích thích.
2. Các bài thuốc dân gian chữa đau khớp khi giao mùa
Ngải cứu trắng nướng nóng
Bài thuốc đầu tiên chính là lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Đặc biệt, khi khớp bị sưng hãy đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi và khớp bớt sưng hơn.
Mặt khác, đối với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) thì có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
Hình 3: Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng (Ảnh minh họa)
Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng
Nên ngâm chân 1 lần một ngày vào thời gian thích hợp và ngâm từ 15-30 phút. Bởi nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Bên cạnh đó, ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân mà còn có lợi cho chân.
Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính
Uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi, nếu uống thường xuyên.
Hình 4: Viêm khớp mãn tính (Ảnh minh họa)
Vậy khi bạn đau xương khớp,làm sao để điều trị bệnh hiệu quả tránh gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân thêm?
3. Hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau nhức trên như nào?
Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam được thành lập đã nhiều năm qua với mục tiêu là đơn vị tiên phong hỗ trợ điều trị phục hồi xương khớp hiệu quả, an toàn, giúp đẩy lùi bệnh xương khớp, để tạo ra một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc cho người bệnh.
Trung tâm luôn chú trọng hàng đầu vào chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn, tránh được những sai sót không đáng có.
Cùng hệ thống ngày càng phát triển, Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam đã thu được kết quả rất thành công trong việc điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y nói riêng và đẩy lùi bệnh xương khớp nói chung. Rất nhiều bệnh nhân sau quá trình điều trị đã phục hồi nhanh chóng khả năng đi lại, thuyên giảm đáng kể tình trạng đau nhức xương khớp mang lại kết quả hết sức tốt đẹp, 90% bệnh nhân sau khi điều trị tại trung tâm đều cảm thấy hài lòng và tin tưởng.
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ SAU 7 -14 NGÀY