Viêm khớp dạng thấp bản chất là một bệnh tự miễn, diễn biến mãn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh được đặc trưng bởi viêm các khớp nhỏ và nhỡ có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của các yếu tố dạng thấp trong máu đôi khi có tổn thương nội tạng. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngưng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Hình 1: Bàn tay bị viêm đa khớp (Ảnh minh họa)
1. Cơ chế gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mãn tính (tức là hiện tượng trong cơ thể tự gây ra bệnh). Bệnh có thể liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch.
Vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể), lympho T (miễn dịch qua trung gian tế bào), đại thực bào… với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…) và các cytokines (TNFα, IL6, IL1…)
2. Triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp
Hình 2: Viêm đa khớp dạng thấp ở người cao tuổi (Ảnh minh họa)
Bệnh diễn biến mãn tính với các đợt cấp tính. Trong đợt cấp thường xuất hiện sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện nội tạng.
2.1 Biểu hiện tại khớp
Vị trí đau: Thường gặp nhất là các ngón gần, bàn ngón, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân 2 bên. Đôi khi có tổn thương khớp háng, tổn thương thường đối xứng 2 bên. Giai đoạn muộn và hiếm gặp có thể gặp bệnh tổn thương cột sống cổ, có thể gây huỷ xương ảnh hưởng đến các biến chứng thần kinh.
Tính chất: Trong những đợt tiến triển, các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ, đau kiểu viêm. Các khớp ngón thường biến dạng, cứng khớp vào buổi sáng trên 45 phút. Thời gian dài hay ngắn hay dài phụ thuộc vào mức độ viêm.
Biến dạng khớp: Nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách khi chức năng khớp chưa bị tổn thương, chức năng khớp có thể được bảo tồn. Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ có những đợt tiến triển liên tiếp, hoặc sau một thời gian diễn biến mãn tính, các khớp nhanh chóng bị biến dạng. Các khớp bị huỷ hoại như vậy sẽ nhanh chóng biến bệnh nhân thành tàn phế. Giai đoạn muộn có khi tổn thương các khớp lớn như khớp hang, khớp vai, có thể tổn thương cột sống cổ gây biến chứng về thần kinh (nặng nề nhất có thể gây liệt tứ chi).
2.2 Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp
Hình 3: Biểu hiện toàn thân Viêm đa khớp (Ảnh minh họa)
Sưng cục dưới da: Có thể ít hoặc nhiều, vị trí xuất hiện sưng cục trên xương trụ gần khuỷu, trên xương chày gần khớp gối hoặc các khớp nhỏ ở bàn tay, các cục không di động, không bao giờ vỡ.
Viêm mao mạch: Biểu hiện là các hồng ban ở gan chân tay, hoại tử vô khuẩn hoặc tắc mạch lớn thật sự gây hoại tử. Đây là triệu chứng nặng.
Gân, cơ, dây chằng, bao khớp: Các cơ cạnh khớp teo do giảm vận đông, có thể gặp các triệu chứng viêm gân (thường gặp gân Achille), đôi khi có đứt gân. Các dây chằng có thể co kéo hoặc lỏng lẻo. Thường gặp kén khoeo chân, kén này có thể thoát xuống các cơ cẳng chân.
Biểu hiện nội tang: Các biểu hiện nội tạng (tràn dịch màng phổi, màng tim…) hiếm gặp, thường xuất hiện trong những đợt tiến triển.
Các triệu chứng khác: Có thể xảy ra như thiếu máu, rối loạn thần kinh thực vật, hồng ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, hội chứng đường hầm cổ tay, cổ chân, viêm mống mắt, bệnh bột (thận)…
Khi xuất hiện các triệu chứng trên cần đến cơ sở uy tín, an toàn điều trị tránh gây ra những hậu quả nặng nề cho các khớp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn các bệnh về cơ xương khớp, hãy liên hệ với Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam:
Địa chỉ: Số 39 Hồng Phúc - Nguyễn Trung Trực - Ba Đình - TP Hà Nội
Tại Hải Phòng: Số 65 Chu Văn An - Ngô Quyền - TP Hải Phòng
*Email: trungtamdieutrixuongkhop@gmail.com
*Hotline: 1900 8955
*Điện thoại: 0961 095 111