Một số lưu ý phòng tránh xương khớp trong mùa xuân ẩm thấp
Theo Đông Y, đau xương khớp có thể gọi chung là chứng tý.
Chứng này sinh ra ngoài những nguyên nhân như sang chấn (tai nạn, ngã, va đập), hay hậu quả của những viêm nhiêm cấp tính vùng đó thì phần lớn chứng tý gây ra do ngoại tà bên ngoài xâm nhập vào cơ thể hoặc ngoại tà xâm nhập vào trên nền cơ thể đã hư suy (ý chỉ đây là người đã cao tuổi, sức đề kháng kém, các cơ quan đã dần đi vào hướng lão hoá, nhất là hệ cơ xương khớp).
Vậy ngoại tà theo Đông Y là gì? Chúng làm cách nào để xâm nhập vào cơ thể gây bệnh? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
Ngoại tà theo y học cổ truyền gồm 6 loại khí: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo và Hoả.
Tuy nhiên, mỗi loại khí chủ đạo gây những loại bệnh tật khác nhau, riêng đối với bệnh cơ xương khớp, hay Đông Y gọi là chững tý thì có 3 loại khí gây bệnh chủ yếu, đó chính là: Phong, hàn và thấp.
Phong: Hay còn gọi là “gió”. Gió chủ hoạt động, vận động, có tính di chuyển, gây bệnh có tính di chuyển từ chỗ này lan chỗ khác.
Hàn: Hay là “lạnh”. Hàn khí thường chủ về mùa Đông, nặng nề khó chịu, thường không di chuyển nhưng đặc tính những người mắc bệnh do hàn gây ra thường thích ấm, sợ lạnh, chườm ấm đỡ đau, gặp lạnh đau tăng.
Thấp: Hay còn gọi là “hơi ẩm”. Là nước, nên hay đọng chỗ trũng, gây nặng nề, không di chuyển, khi vận động thì thấp tán ra, cảm giác dễ chịu, khi ngừng hoạt động, thấp dồn lại 1 chỗ, gây đau mỏi tại đó.
Chỉ với những giải thích như trên, chắc bạn đọc cũng đã hình dung ra được tại sao mùa Đông, Xuân lại là mùa dễ gây nên “chứng tý” đến vây.
Mùa Đông, tuy khô hanh nhưng lạnh nhiều, gió nhiều chính vì vậy nên rất dễ dàng gâu đau do lạnh.
Mùa Xuân, tuy không khí ấm hơn nhưng vẫn còn những đợt se lạnh, sương xuống nhiều, mưa phùn, gió nhiều nên là những yếu tố thuận lợi để sức đề kháng của cơ thể kém đi, toạ điều kiện tà khí nhiễm vào cơ thể mà gây bệnh. Không chỉ bệnh về cơ xương khớp, mà mùa Xuân còn là mùa của nhiều bệnh khác của hệ hô hấp cũng dễ mắc phải.
Tà khí có ở khắp mọi nơi, vậy tại sao có người mắc bệnh, có người lại không mắc bệnh?
Điều này được lý giải một cách đơn giản như sau: Tà khí muốn xâm nhập vào cơ thể thì chính cơ thể đó phải có cửa cho nó lọt vào. Thứ 1: Chính cơ thể yếu kém, tà khí thừa cơ xâm nhập. Thứ 2: Làm việc, sinh hoạt không điều độ cũng sẽ làm mở ra cánh cửa cho tà khí từ ngoài tiến vào mà gây bệnh.
Vậy phòng tránh ra sao?
Thứ 1: Muốn không bị bệnh phải khoẻ từ bên trong, chính vì vậy phải bồi dưỡng sức khoẻ, nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì bệnh tà khó xâm nhập.
Thứ 2: Phòng tránh bệnh từ bên ngoài, giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc ẩm thấp trong thời gian dài, tránh gió lạnh lâu hoặc đột ngột, không nên tắm muộn tắm lâu, nên tắm nước ấm chính là tránh tạo ra sơ hở để bệnh bên ngoài xâm nhập vào.
Thứ 3: Nhà cửa ấm về mùa Đông, thoáng mát về mùa hè, ấm mà không bí, thoáng mà không lộng gió, tránh ẩm thấp.
Thứ 4: Ăn uống nên biết kiêng khem, không nên ăn quá nhiều chất đạm, nhiều chất béo ngọt, ăn nhiều đồ mang tính hàn, nên ăn thức ăn ấm nóng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích….
Thứ 5: Mùa Đông Xuân nhiều nồm ẩm, nhiều mưa phùn, chú ý giữ cơ thể luôn khô thoáng, không ở ngoài trời mưa phùn, nếu bắt buộc nên tránh tối đa tiếp xúc cơ thể với nước mưa, cần thay đồ ngay khi bị ẩm ướt quần áo, có thể ngâm chân với nước ấm hoặc nước có chứa một số vị thuốc Đông Y nhằm trừ phong, hàn, thấp trước khi đi ngủ tối, vừa loại bỏ được tà khí, vừa tăng lưu thông kinh mạch giúp ngủ ngon.
Thứ 6: Tập thể dục tốt nhất nên vận động nhẹ nhàng được cả cơ thể, vì đây là hoạt động để thu nhận năng lượng, theo phép dưỡng sinh: Nên tập thể dục khi mặt trời đã lên, nên tập nơi thoáng gió, tránh sương vào buổi sớm.
Trên đây là một vài những lưu ý nhỏ mà “Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam” có thể giúp mỗi người phòng tránh đau xương khớp được tốt hơn.