Phòng bệnh Loãng xương như nào
1. Chế độ ăn
Khối lượng xương của mỗi người sẽ tối đa vào khoảng 20 đến 35 tuổi, nếu khối lượng xương đạt đỉnh này càng lớn thì nguy cơ loãng xương ngày sau càng thấp. chính vì thế mà một chế độ ăn hợp lý từ khi còn trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ loãng xương khi về già.
Hình 1: Chế độ ăn của người Loãng xương (Ảnh minh họa)
Chú ý đến chế độ ăn giàu calci như bổ sung thực phẩm giàu calci: Trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa, tôm, cua, cá...
Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách tăng cường thực phẩm có nguồn gốc từ cá, gan, sữa, nước cam, ngũ cốc.
Sử dụng vừa phải lượng đạm (protein) trong khẩu phần ăn. Vì khi ăn nhiều đạm phải đảm bảo đủ lượng calci vì chế độ ăn nhiều đạm sẽ làm tăng bài xuất calci theo đường nước tiểu.
Tăng cường ăn các loại rau, quả, các thức ăn có nhiều estrogen thực vật như giá đỗ. Các loại rau, củ như: Mùi tây, bắp cải, cà chua, dưa chuột, tỏi... cũng làm giảm hiện tượng mất xương và làm tăng chất khoáng trong xương.
2. Chế độ sinh hoạt
Nên tập luyện thể thao sớm nhất có thể, tốt nhất là nên chưa có triệu chứng của bệnh loãng xương. Ban đầu nên tập nhẹ nhàng, sau đó tăng đần cường độ và thời gian tập luyện.
Thời gian tập nên khoảng 20 – 30 phút/lần, 4 – 5 lần/tuần. Nên tập luyện với cường độ vừa phải, phù hợp thể lực và khả năng của từng người, không nên vận động quá sức.
Hình 2: Chế độ ăn của người Loãng xương (Ảnh minh họa)
Luyện tập thể dục thể thao có tác dụng:
Tăng sức mạnh của cơ bắp, gián tiếp duy trì mật độ và sức mạnh của xương.
Tăng cường sức mạnh khối cơ cạnh sống, giữ cho cơ thể ở tư thế đứng thẳng, tránh tình trạng gù vẹo cột sống do loãng xương.
Có thể chơi một số môn thể thao như: Bơi, đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp…
Nên có thời gian vận động ngoài trời nhất định để tăng tổng hợp vitamin D.
Không nên sử dụng rượu, thuốc lá.
Duy trì cân nặng nếu có thể.
3. Dự phòng Loãng xương
3.1 Tiến hành sớm cho trẻ nhỏ hoặc thiếu niên:
Cung cấp đủ calci, phosphor cho sự phát triển xương của trẻ bằng thức ăn có nguồn gốc từ tôm, cá, sữa chế phẩm của sữa, trứng gà, các loại đậu, vừng, hạt dưa, hạt cải…
Chú ý thường xuyên thể dục thể thao.
Thường xuyên phơi, tắm nắng để tổng hợp vitamin D cho cơ thể.
Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế sử dụng café, các loại nước trà đặc.
Hạn chế sử dụng đường, muối, lòng trắng trứng.
3.2 Đối với những người ở lứa tuổi trung niên
Từ 30 trở lên đặc biệt đối với những người đã mãn kinh.
Kiểm tra mật độ xương định kỳ.
Bổ sung nội tiết tố nữ đối với phụ nữ sau mãn kinh 3 năm.
Bổ sung calci, vitamin D để đề phòng loãng xương.
Điều trị các bệnh có liên quan đến loãng xương: Như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, viêm thận...
3.3 Đối với những trường hợp loãng xương tiến triển:
Sử dụng các thuốc điều trị loãng xương bao gồm nội tiết tố nữ, calci, vitamin D.
Hoạt động ngày ngày: Đề phòng tránh va chạm mạnh, ngã tránh gây gãy xương.