1. Vì sao thay đổi thời tiết lại gây ra tái phát đau xương khớp?
Trên thực tế thì có đa số những người bệnh mắc chứng đau xương khớp đều có triệu chứng tái phát đau hoặc đau hơn khi trời trở lạnh, trời nồm ẩm hoặc thay đổi thời tiết quá nhanh. Dường như, người bệnh có thể biết trước những ngày thời tiết sắp thay đổi do thay đổi trong cơ thể, đó là những điều hầu như ai cũng biết! Nhưng lý do ở đâu thì ít ai biết đến?
Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề nhé!
Tập thể dục, dưỡng sinh giúp tăng cường sức khỏe (Ảnh minh họa)
Theo y học hiện đại, thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến tuần hoàn, độ trơn nhờn của dịch khớp, làm ảnh hưởng đến nồng độ các chất trong cơ thể, thời tiết thay đổi làm cơ thể chưa thích nghi được với điều kiện thời tiết mới làm sự đau nhức gia tăng. Trong điều kiện bình thường, cơ thể đã cân bằng với tình trạng thời tiết đó, thành phần của cơ khớp luôn ở thế cân bằng và phù hợp với môi trường sống. Khi nhiệt độ, độ ẩm không khí tăng hoặc giảm, chất lượng chất nhờn dịch khớp cũng thay đổi, phản ứng các mô xung quanh khớp cũng phải trải qua quá trình lý hoá phức tạp để đáp ứng với môi trường mới, từ đó làm gia tăng các phản ứng viêm, sưng, đau các khớp. Thời tiết thay đổi làm cho sức đề kháng của con người cũng giảm, khiến cho cảm giác khó chịu, đau mỏi cũng tăng lên.
Theo y học cổ truyền, thời tiết thay đổi khiến các loại tà khí như: Phong, hàn, thấp…. có xu hướng mạnh lên. Cùng với đó, sự chịu đựng của con người lúc này kém hơn, hoặc đơn giản là do sinh hoạt cá nhân thiếu khoa học làm cho khí này xâm nhập vào cơ thể, lưu đọng ở phần cơ khớp mà gây nên sưng, đau, mỏi mệt, không muốn hoạt động.
Chính vì vậy, thời điểm giao mùa chúng ta càng nên có những biện pháp phòng tránh hợp lý để giữ cho cơ thể luôn thoải mái khoẻ mạnh, tràn đầy sinh lực.
2. Vậy phòng tránh những chứng đó thế nào?
Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp mọi người phòng tránh được những khó chịu đó:
Thứ 1: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và một kế hoạch tập luyện rèn luyện sức khoẻ, vận động tối đa hệ cơ xương khớp trong cơ thể là những điều cần thiết.
Thứ 2: Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh. Có thể sử dụng thêm như túi giữ nhiệt hay đệm nóng để vào vùng cơ thể nhất là vùng đau mỏi, để thư giãn trước khi đi ngủ.
Thứ 3: Tránh ẩm thấp vào mùa ẩm. Có thể dụng một số biện pháp tránh âm thấp như xông nhà bằng một số cây làm khô ráo như quế…, làm phòng thoáng và quan trọng là không nên tắm quá muộn, nên tắm bằng nước ấm không nên ngâm mình, và lau thật khô người sau đó.
Cuối cùng: Có thể sử dụng thêm những biện pháp y học cổ truyền: Ví dụ xông hơi, ngâm chân thảo dược (dễ kiếm có thể là dùng lá thân rễ cây lá lốt), chườm ấm bằng ngải cứu muối nóng…
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn các bệnh về cơ xương khớp, hãy liên hệ với Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam:
Địa chỉ: Số 39 Hồng Phúc - Nguyễn Trung Trực - Ba Đình - TP Hà Nội
Tại Hải Phòng: Số 65 Chu Văn An - Ngô Quyền - TP Hải Phòng
Email: trungtamdieutrixuongkhop@gmail.com
Hotline: 1900 8955
Điện thoại: 0961 095 111