1. Mục tiêu điều trị
Giảm đau.
Duy trì và tăng khả năng vận động.
Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Tránh tác dụng phụ của thuốc.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hình 1: Thoái hóa khớp ở người cao tuổi (Ảnh minh họa)
2. Điều trị nội khoa
Giáo dục bệnh nhân: Tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và trọng lượng, giảm trọng lượng với các bệnh nhân béo phì. Sửa chữa các tư thế xấu gây lệch trục khớp.
Vật lý trị liệu: Có tác dụng giảm đau, duy trì dinh dưỡng cơ cạnh khớp, điều trị các đau gân, cơ kết hợp.
Nhiệt trị liệu: Siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối nóng, bùn khoáng có hiệu quả cao.
2.1 Thuốc điều trị triệu chứng
Thuốc giảm đau.
Hình 2: Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc giảm đau (Ảnh minh họa)
Paracetamol (acetaminophen): Được khuyến cáo sử dụng đầu tay trong thoái hoá khớp, do nhóm thuốc này ít độc với thận và dạ dày hơn các thuốc nhóm chống viêm không stroid khác.
+ Các thuốc chống viêm không steroid mới: Mobic (meloxicam) 7,5 – 15 mg/ngày, celebrex (celecoxib) 200mg/ngày, thuốc giảm thiểu tác dụng phụ trên thận và đường tiêu hoá, dung nạp tốt cho người lớn tuổi.
+ Các thuốc chống viêm không steroid khác: Felden, Brexin (piroxicam), Voltarel…
Thuốc bôi ngoài da: Các loại dạng gel, có tác dụng giảm đau đáng kể và không gây ra tác dụng phụ như đường toàn thân. Voltarel Emugel, Profenid gel, Gelden… Bôi tại khớp đau 2 – 3 lần/ ngày.
Corticoid: Đường dùng toàn thân không có chỉ định.
Tiêm nội khớp: Có hiệu quả ngắn.
2.2 Nhóm thuốc điều trị theo cơ chế bệnh
Đây là nhóm thuốc điều trị mới, không đạt hiệu quả ngay tức thì mà phải sau một thời gian dài ( trung bình 1 tháng), và có hiệu quả duy trì sau khi ngừng sử dụng. dung nạp thuốc tốt, không có tác dụng phụ. Nhóm này bao gồm một số loại có tác dụng kích thích tế bào sụn, tăng tổng hợp proteoglycan, ức chế các men… hoặc thay đổi dịch nhầy (dịch khớp nhân tạo).
Gồm có: Glucosamin sulfat, Chondroitin sulfat, Chế phẩm kết hợp glucosamine và chondroitin
Thuốc ức chế cytokine
Đây là xu hướng mới trong điều trị thoái hoá khớp.
Thuốc ức chế phá huỷ sụn: Do ức chế các men phá huỷ chất cơ bản của sụn, đang được nghiên cứu.
Bổ sung chất nhày dịch khớp Acid hyaluronic (HA): Trong thoái hoá khớp, nồng độ HA giảm xuống làm cho dộ nhờn dịch khớp cũng giảm, do đó ảnh hưởng đến tính đàn hồi làm sụn khớp không được bảo vệ và bị huỷ hoại.
Nhóm bisphotphonat
Nhóm bisphotphonat đang được dùng để điều trị loãng xương, theo cơ chế bệnh sinh mô xương dưới sụn khớp có thể bị huỷ trong thoái hoá khớp, do đó thuốc có tác dụng kháng huỷ xương và giảm tiêu xương.
3. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được cân nhắc khi thoái hoá khớp có hạn chế chức năng nhiều, hoặc đau khớp không đáp ứng với các điều trị nội khoa.
Tuy nhiên điều trị ngoại koa cũng gặp không ít những rủi ro. Xác xuất thành công ca phẫu thuật bệnh khoảng 50%, sau phẫu thuật vẫn để lại những triệu chứng đi kèm theo như đau, tê bì, hay đau các vùng lân cận. Đặc biệt, sau phẫu thuật thì khó can thiệp được các phương pháp điều trị khác. Chính vì vậy, chỉ khi không còn phương pháp lựa chọn nào khác, bệnh nhân mới tìm đến phẫu thuật.
Hình 3: Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp (Ảnh minh họa)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn các bệnh về cơ xương khớp, hãy liên hệ với Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam:
Địa chỉ: Số 39 Hồng Phúc - Nguyễn Trung Trực - Ba Đình - TP Hà Nội
Tại Hải Phòng: Số 65 Chu Văn An - Ngô Quyền - TP Hải Phòng
Email: trungtamdieutrixuongkhop@gmail.com
Hotline: 1900 8955
Điện thoại: 0961 095 111