Lựa chọn đai khớp gối phù hợp là rất quan trọng đối với những người bị thoái hóa, gai khớp gối. Đai khớp gối có tác dụng giữ chặt các bó cơ và dây chằng quanh vùng gối, giúp ngăn chặn việc giãn dây chằng khi gập chân hoặc xoay chân quá đà, trường hợp đầu gối tiếp đất hoặc va đập mạnh băng gối giúp ngăn chặn trầy xước, bong gân, bầm dập…
Hình 1: Lựa chọn đai gối phù hợp rất quan trọng (Ảnh minh họa)
1. Phân loại đai khớp gối
Có 4 loại đai khớp gối:
Đai khớp gối dự phòng (Prophylactic): Là loại nẹp bảo vệ đầu gối khỏi chấn thương trong các môn thể thao dễ va chạm mạnh như bóng bầu dục, bóng đá...
Đai khớp gối chức năng: Là loại nẹp có tác dụng hỗ trợ vùng đầu gối đã bị chấn thương.
Hình 2: 1 Loại đai khớp gối chức năng thường gặp (Ảnh minh họa)
Đai khớp gối phục hồi chức năng: Là loại nẹp giúp hạn chế những cử động gây hại cho đầu gối trong quá trình phục hồi sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Các phẫu thuật mổ nội soi khớp gối (đứt dây chằng chéo hoặc dây chằng bên) thường phải sử dụng nẹp này để phục hồi hoàn toàn dây chằng, tránh biến chứng.
Đai khớp gối giảm áp (unloader/offloader): Là loại nẹp được thiết kế giúp giảm thiểu đau đớn cho người bị viêm khớp.
Hình 3: 1 loại đai khớp gối giảm áp thường gặp (Ảnh minh họa)
Thông thường, đai khớp gối chức năng, đai khớp gối phục hồi chức năng và đai giảm áp là những loại nẹp đem lại hiệu quả rõ rệt nhất. Chúng có tác dụng tốt cho người bị thoái hóa, gai khớp gối.
2. Người bị thoái hóa và gai khớp gối nên sử dụng loại đai nào?
Khớp gối là khớp chịu nhiều lực tác dụng nhất trong cơ thể. Trong quá trình vận động hàng ngày hai bên khớp gối thường xuyên bị mài mòn và va chạm gây ra sự suy giảm không thể tránh khỏi.
Ở người cao tuổi cùng với sự thoái hóa tự nhiên của cơ thể thì những sự va chạm mài mòn sẽ dẫn đến biến dạng khớp gối gây ra những biến chứng như viêm sưng khớp gối, tổn thương khớp gối…
Hình 4: Chọn đai gối phù hợp giúp đi lại dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)
Bệnh nhân nên chọn loại đai khớp gối có thể giúp đi lại bình thường trong khi vẫn đảm bảo áp lực lên khớp gối được giảm thiểu giúp tạo điều kiện cho khớp gối hồi phục.
Loại đai khớp gối vừa có tác dụng điều trị vừa có tác dụng bảo vệ hỗ trợ cho người sử dụng và c giải quyết nguồn gốc cơn đau là tốt nhất.
3. Cách sử dụng đai khớp gối
Nên sử dụng đai khớp gối y tế theo chỉ định của bác sĩ khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh. Khi dùng đai bạn cần lưu ý sắp xếp sao cho bản lề nằm khớp với chỗ đầu gối gập lên xuống. Dây chằng, băng hoặc băng kiểu móc và vòng khoen cần phải được buộc chặt cố định quanh chân.
Hình 5: Đạp xe cũng giúp khớp gối trơn tru hơn (Ảnh minh họa)
Trong khi vận động, đôi khi bạn nên kiểm tra lại vị trí của đai để xem nẹp có bị xô lệch hay không. Nếu buộc đai không đúng vị trí, nẹp sẽ gây tác hại chứ không đem lại kết quả như kỳ vọng.
Để đảm bảo đai khớp gối phát huy hiệu quả tốt nhất, cần phải đeo nẹp suốt thời gian thực hiện các động tác có nguy cơ gây tổn thương cho đầu gối. Lưu ý, tốt nhất là nên khởi động đúng cách trước khi tiến hành bất cứ hoạt động thể chất nào.
4. Cách bảo quản đai khớp gối
một thời gian sử dụng đai khớp gối sẽ có dấu hiệu bị hỏng. Cần chú ý kiểm tra đai thường xuyên để phát hiện những chỗ bị rách hoặc mòn. Nếu đai được làm bằng sợi thì nên thường xuyên vệ sinh giặt đai bằng nước và xà phòng. Những chỗ làm bằng kim loại lộ ra ngoài thì cần phải bọc lại để tránh gây thương tích cho bản thân và người khác.
Hình 6: Thường xuyên kiểm tra đai khớp gối (Ảnh minh họa)
Cần thay thế đai đã sử dụng lâu ngày, có dấu hiệu cũ, hỏng, mua đai mới để đảm bảo việc sử dụng đai đem lại tác dụng tốt nhất. Loại đai đầu gối làm bằng vật liệu bền có thể đắt hơn nhưng lại sử dụng được lâu hơn.
Đai gối không phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa tổn thương hoặc để phục hồi chức năng cho đầu gối sau phẫu thuật. Ngay cả khi đeo đai đầu gối y tế, bạn vẫn có khả năng bị chấn thương đầu gối. Tăng cường sức mạnh cơ chân và cải thiện kỹ thuật vận động là những yếu tố quan trọng hơn cả.
Nên thay đổi dần dần, từng tí một, cường độ của chương trình luyện tập để hạn chế sự căng thẳng cho đầu gối. Sức mạnh cơ bắp cũng như tính linh hoạt là những yếu tố quan trọng để giảm đau và chấn thương đầu gối.
Hình 7: Người bệnh nên kết hợp nghe theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)
Bạn nên cùng bác sĩ đề ra chương trình luyện tập tốt nhất cho mình. Đừng biến những chiếc nẹp đầu gối biến thành chiếc “nạng” của bạn và giới hạn bản thân khỏi việc hoạt động, di chuyển trong thời gian dài.
5. Điều trị thoái hóa khớp gối tại Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam
Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân khi muốn điều trị xương khớp vô cùng hoang mang không biết điều trị ở đâu cho an toàn, hiệu quả vì nhiều trường hợp mất tiền, bệnh lại không khỏi. Hơn những thế, nhiều bệnh nhân do điều trị và sử dụng thuốc không đúng quy định dẫn đến bị suy tim suy thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Hiểu được vấn đề khó khăn trong điều trị viêm đa khớp, Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam ra đời với mục đích hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.