Loãng xương
Loãng xương là bệnh lý cơ xương khớp có tính chất toàn thân, xảy ra do quá trình huỷ xương nhanh hơn quá trình tạo xương dẫn đến giảm khối lượng xương theo thời gian gây nên tình trạng xương dễ giòn và có nguy cơ gãy xương (có thể gãy xương sau va chạm nhẹ hay gãy xương 1 cách tự nhiên).
Hình 1: Loãng xương (Ảnh minh họa)
Hình 2: Xương bình thường, xương bị loãng (Ảnh minh họa)
1. Nguyên nhân loãng xương
Không có nguyên nhân đơn thuần cụ thể nào gây loãng xương. Những yếu tố sau đây có thể là gây nguy cơ loãng xương:
1.1 Những yếu tố không thay đổi được:
Tuổi: Từ 50 tuổi trở đi, tuổi càng cao hoạt động tạo xương giảm, hoạt động huỷ xương tăng, hấp thụ calci ở ruột giảm, tái hấp thụ calci ở ống thận giảm, ngoài ra ở người già nội tiết tố cũng giảm, sự hấp thụ tiền vitamin D qua da cũng giảm làm gia tặng nguy cơ loãng xương.
Giới: Nữ nhiều hơn nam (cứ 3 nữ thì có 1 người bị loãng xương, 5 nam thì có 1 người bị loãng xương).
Chủng tộc: Người da trắng và người châu Á có nguy cơ loãng xương nhiều hơn người da đen.
Di truyền: Có một số gen liên quan tới giảm mật độ xương và loãng xương.
Yếu tố gia đình: Có mẹ và chị gái bị loãng xương thì có nguy cơ loãng xương.
1.2 Những yếu tố thay đổi được:
Thể chất: Thấp bé, nhẹ cân, gầy sút nhanh.
Lối sống: Tĩnh tại, ít vận động, hút thuốc lá nhiều, uống rượu nhiều.
Dinh dưỡng: Chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu calci, vitamin D, C.
Bệnh lý: Bệnh lý gây giảm hoocmon sinh dục, cường cận giáp, tiểu đường phụ thuộc insulin, suy thận, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh dạ dày ruột gây rối loạn hấp thụ, cắt dạ dày...
Ung thu di căn xương: Sử dụng thuốc: Corticoid, herparin, điều trị hoocmon tuyến giáp quá liều…
2. Phân loại
Loãng xương tiên phát: Do tuổi và sau mãn kinh.
Loãng xương thứ phát: Xuất hiện sau các yêu tố bệnh lý hoặc sử dụng một số thuốc.
Loãng xương ở trẻ nhỏ: Do khiếm khuyết một số thành phần gen ảnh hưởng đến chuyển hoá vitamin D.
3. Triệu chứng bệnh loãng xương:
Người bị loãng xương thường không có triệu chứng gì trong nhiều năm.
Đau là triệu chứng hay gặp nhất: Đau xương, đau lưng cấp và mãn tính. Cảm giác đau mỏi xương toàn thân, thường gặp nhất là đau lưng, đau có xu hướng lan ra xung quanh. Khi vận động hoặc những va chạm nhỏ làm cảm giác đau tăng lên, người bệnh khó chịu.
Hình 3: Người cao tuổi có nguy cơ cao bị Loãng xương (Ảnh minh họa)
Biến dạng cột sống: Lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống giảm chiều cao. Chiều cao giảm đần theo tuổi, có trường hợp khi sờ có thể thấy các xương sườn ở cuối cùng chạm vào mào chậu, đến giai đoạn này thì việc giảm chiều cao sẽ ngừng.
Hình 4: Biến dang cột sống (Ảnh minh họa)
Triệu chứng khác: Khó thở, đầy bụng, chậm tiêu… do ảnh hưởng tới lồng ngực và các thân đốt sống.
Gãy xương: khi mật độ chất khoáng trong xương quá thấp thì chỉ cần một lực nhỏ có thể phát sinh gãy xương. Đặc điểm gãy xương trong loãng xương là di lệch xoắn vặn, có thể gãy xương hở hoặc gãy xương kín, gãy xương có thể cả trong trường hợp điều kiện sinh hoạt bình thường. Thường thấy gãy đầu dưới cổ xương quay gẫy cổ xương đùi, cổ xương cánh tay, xương xườn và cột sống.
4. Thăm dò cận lâm sàng chẩn đoán:
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác loãng xương là đo mật độ chất khoáng của xương bằng đo độ hấp thụ tia X năng lương kép hay gọi là đo mật độ loãng xương.
Để thực hiện điều này bạn nhất thiết phải đến cơ sở y tế, tuy nhiên đây sẽ là phương pháp hữu ích giúp chẩn đoán chính xác bạn có bị loãng xương hay không.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn tận tình và hữu ích nhất về bệnh!