"Chẳng gì mừng hơn mỗi khi ông trời giáng cái lạnh xuống, tôi không còn rơi vào tình trạng đau buốt xương khớp gối nữa. Cái cảm giác như cả đàn kiến làm tổ trong đầu gối, mỗi bước đi cứ phát ra tiếng kêu lục cục hay co duỗi chân thôi cũng khó thực hiện, tôi vẫn còn nhớ như in. May sao 2 năm trước, đứa con trai được người ta mách đến Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam, các y bác sĩ ở đây như những vị " cứu tinh " giải toả cho cuộc đời tôi vậy." Đây là lời tâm sự của Cụ ông Lương Văn C, 65 tuổi trú ngụ tại Hà Nội chia sẻ về bệnh tình và quá trình hồi phục của mình sau khi thăm khám và hỗ trợ điều trị tại Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam.
Hình 1: Đau Khớp gối khi trời trở lạnh (Ảnh minh họa)
Trước đây, Ông Lương Văn C cũng giống như hàng trăm hàng ngàn người mắc phải căn bệnh đau khớp gối khác, luôn chán nản "lực bất tòng tâm" mỗi lúc trời chuyển mùa, lạnh rét. Cơn đau buốt đến tận xương tuỷ khiến họ chẳng thể đi lại dễ dàng, ăn uống không ngon miệng, giấc ngủ cũng vì đó mà chập chờn thao thức.
Vậy vì sao người bệnh nhân lại càng trở nặng bệnh tình đau nhức khó đi lại khi trời lạnh?
Điều này được các chuyên gia lý giải rằng, khi thời tiết trở lạnh, không khí lạnh sẽ xâm nhập qua lỗ chân lông thấm qua da thịt của bạn khiến các mạch máu bị co lại. Lúc này sự lưu thông máu đến các khớp rất kém, các khớp bị thiếu máu nên rất dễ tái phát làm đau nhức hơn bình thường. Thực tế theo y học cổ truyền, thì thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ.
Hình 2: Đau Khớp gối ở người cao tuổi khi trời trở lạnh (Ảnh minh họa)
Cách nào giúp cụ ông 65 tuổi vượt qua cơn đau khớp gối mùa lạnh?
Tuỳ vào tình trạng từng bệnh nhân và đặc biệt, tuỳ vào ý thức cảnh giác cơ thể có đang đau ốm hay không của mỗi người mà cách hỗ trợ điều trị sẽ khác nhau. Với những ai xem nhẹ cảnh báo của cơ thể qua những dấu hiệu triệu chứng, đau khớp gối sẽ trở thành bệnh mãn tính rất khó hồi phục. Như ông Lương Văn C, nhận thấy bản thân cần phải nhận được sự hỗ trợ điều trị sớm vì tuổi đã cao, ông thường xuyên thăm khám để nắm rõ tình trạng của bệnh tại Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam và kiên trì theo các phương pháp làm nóng giảm cơn đau nhức mùa lạnh bên cạnh phác đồ điều trị chính:
Ngâm chân một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ: Ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
Đắp nóng hoặc chườm nóng với ngải cứu và gừng: Rửa sạch lá ngải cứu, cho lẫn muối vào rồi rang nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn.
Hình 3: Đau Khớp gối khi trời trở lạnh (Ảnh minh họa)
Tắm nóng: Nhiệt độ nước từ 30-40 độ C, thời gian tắm từ 15 - 20 phút. Nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước.
Ngoài ra còn có thể dùng đèn hồng ngoại nhưng nên đặt cách da 60cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bị bỏng da và dị ứng.
Dù phác đồ điều trị có tốt và bác sĩ có giỏi đến mức nào cũng không có tác dụng nếu bản thân bạn để mặc cho bệnh tình trở nặng chẳng màng thăm khám để rơi vào tình trạng mãn tính khó chữa. Chính vì thế, để hạn chế cơn đau nhức vào mùa lạnh cũng như nhanh chóng ngăn chặn đường tiến triển của bệnh lý đau khớp gối của mình bạn cần ý thức được việc đi thăm khám sớm kết hợp với các phương pháp hỗ trợ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi có bệnh hãy đến ngay địa chỉ của Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam tại Số 39 phố Hồng Phúc - Nguyễn Trung Trực - Ba Đình - TP Hà Nội để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.