13 Tác hại khó lường của bệnh ngồi nhiều

Nguy cơ khó lường của việc ngồi nhiều, lười hoạt động! Điều gì đang diễn ra trong cơ thể khi ngồi suốt 8h mỗi ngày hoặc lâu hơn? Điều mà ta có thể chắc chắn đầu tiên chính là làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, làm suy yếu chức năng các cơ và là nguyên nhân cho nhiều vấn đề về cột sống. 13 lý do sau đây có thể sẽ làm bạn phải suy nghĩ về việc cần phải hoạt động thường xuyên, điều độ hơn nữa.

 

Nguy cơ khó lường của việc ngồi nhiều, lười vận động

Hình 1: Nguy cơ khó lường của việc ngồi nhiều, lười vận động (Ảnh minh họa)

 

1. Bệnh lý tim mạch:

 

IconKhi ngồi nhiều, ngồi lâu, cơ thể đốt cháy mỡ ít, tốc độ lưu thông máu chậm hơn khiến các acid béo tích trữ trong cơ thể, lưu thông trong các mạch máu dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này kéo dài dễ gây: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, các bệnh lý tim mạch khác…

 

IconNhững người ít vận động có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch gấp 2 những người năng vận động.

 

2. Tuỵ hoạt động quá mức:

 

IconNhiệm vụ của Tuỵ là sản xuất insulin, giúp tế bào lấy và sử dụng được glucose để sinh năng lượng. Tuy nhiên, tế bào trong các cơ ở trạng thái không vận động, không phản ứng với insulin khiến tuỵ tiếp tục tiết ra nhiều insulin nữa. Đây là nguyên nhân gây tiểu đường và một số bệnh khác.

 

IconĐiều nguy hiểm là sự suy giảm phản ứng với insulin xảy ra chỉ sau 1 ngày ngồi liên tục (theo kết quả một nghiên cứu năm 2011).

 

3. Ung thư ruột kết:

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa ngồi lâu với sự gia tăng nguy cơ ung thư ruột, ung thư vú và nội mạc tử cung. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải đầy đủ cho vấn đề này, những đã có nhiều giả thiết được đưa ra. Giả thiết thứ nhất cho rằng: Insulin dư thừa kích thích sự phát triển của các tế bào có hại. Còn theo một lập luận khác, vân động thường xuyên sẽ đẩy mạnh hoạt động của các chất chống oxy hoá tự nhiên giúp ngăn ngừa quá trình phá huỷ tế bào và các gốc tự do, tác nhân tiềm ẩn gây ung thư.

 

4. Thoái hoá cơ:

 

Chùng cơ bụng: Khi đứng, di chuyển hay thậm chí ngồi ngay ngắn, cơ bụng căng ra và giữ cho dáng người thẳng. Ngồi sai tư thế không những làm căng cơ lưng mà còn khiến cho cơ bụng bị suy yếu gây cong vẹo cột sống.

 

5. Hông thiếu linh hoạt:

 

IconNhững người ngồi quá nhiều hiếm khi có cơ hội vận động để cơ hông phát triển. Do vậy, hông ngày càng kém linh hoạt. Đây là nguyên nhân hạn chế khả năng di chuyển và độ dài sải chân.

 

IconNghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng: Suy giảm chức năng cơ hông là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ té ngã hơn.

 

6. Cơ mông suy yếu:

 

Ngồi nhiều khiến vùng mông không phải thực hiện nhiệm vụ nào và dần quen với trạng thái này. Vòng ba to dần ta một cách không mong muốn nhưng cơ mông lại suy yếu, hạn chế khả năng vận động.

 

7. Các vấn đề về chân: 

 

IconLưu thông máu kém ở chân: Thời gian ngồi nhiều khiến tuần hoàn máu ở chân giảm. Các vấn đề có thể phát sinh gồm sưng mắt cá chân, giãn tĩnh mạch cho tới hội chứng huyết khối tĩnh mạch.

 

IconXương mỏng: Các hoạt động đi, chạy … kích thích hông và xương ở phần dưới cơ thể phát triển với mật độ dày hơn, chắc chắn hơn. Ngồi lâu khiến xương mỏng dần đi. Tình trạng thiếu vận động như trên là lý do cho sự gia tăng chứng loãng xương.

 

8. Kém tập trung:

 

Vân động giúp bơm máu và oxy lên não tốt hơn, đồng thời kích thích sản sinh các chất giúp cải thiện tâm trạng và trí óc. Khi ngồi một chỗ trong thời gian dài, mọi quá trình trong cơ thể đều diễn ra một cách chậm chạp, bao gồm cả hoạt động của não bộ khiến chúng ta khó tập trung.

 

9. Đau mỏi cổ:

 

Phần lớn thời gian của những người làm việc văn phòng ngồi tại bàn làm việc, thói quen chúi đầu về phía trước máy tính hoặc nghiêng đầu sang một bên. Hậu quả là các đốt sống cổ bị kéo căng và có thể mất cân đối vĩnh viễn.

 

10. Đau vai và lưng:

 

Tư thế ngồi cúi về phía trước còn ảnh hưởng cả vai, lưng, đặc biệt là cơ cầu vai, nối cổ và vai.

 

Nguy cơ khó lường của việc ngồi nhiều, lười vận động

Hình 2: Nguy cơ khó lường của việc ngồi nhiều, lười vận động (Ảnh minh họa)

 

11. Thoái hoá cột sống:

 

Ngồi trong thời gian dài với tư thế không đúng khiến đĩa đệm chêm giữa hai phần cứng xương đốt sống suy giảm chức năng giảm sóc cho cột sống, gâu đau và phát sinh những vấn đề cho cột sống.

 

12. Thoát vị đĩa đệm:

 

Ngồi càng nhiều, nguy cơ thoát vị đĩa đệm càng cao. Lý do: Tư thế ngồi, trọng lựơng phần trên cơ thể dồn vào đốt sống thắt lưng thay vì dồn vào toàn bộ phần cột sống.

 

13. Tăng nguy cơ tử vong:

 

Trong một nghiên cứu kéo dài hơn 8 năm cho thấy, những người có thời gian ngồi xem tivi nhiều nhất có khả năng tử vong cao hơn 61% so với những người ngồi xem tivi ít hơn 1h mỗi ngày.

 

Bác sĩ tư vấn

 

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để được tư vấn các bệnh về cơ xương khớp, hãy liên hệ với Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam:

 

Icon Địa chỉ Địa chỉ: Số 39 Hồng Phúc - Nguyễn Trung Trực - Ba Đình - TP Hà Nội

 

Icon Địa chỉ Tại Hải Phòng: Số 65 Chu Văn An - Ngô Quyền - TP Hải Phòng

 

Icon Email: trungtamdieutrixuongkhop@gmail.com

 

Icon Hotline: 1900 8955

 

Icon Điện thoại: 0961 095 111

Người bị Thoát Vị Đĩa Đệm có nên châm cứu không? Tác dụng của Điện châm trong hỗ trợ điều trị xương khớp

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương phổ biến hiện nay. Các cơn đau về xương khớp là những nỗi ám ảnh của nhiều người đặc biệt là những người trong độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Nó làm ảnh hưởng rất nhiều đến...

Đọc thêm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương phổ biến hiện nay. Các cơn đau về xương khớp là những nỗi ám ảnh của nhiều người đặc biệt là những người trong độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Nó làm ảnh hưởng rất nhiều đến...

Đọc thêm

Phòng tránh bệnh Loãng xương như thế nào?

Phòng bệnh Loãng xương như nào   1. Chế độ ăn   Khối lượng xương của mỗi người sẽ tối đa vào khoảng 20 đến 35 tuổi, nếu khối lượng xương đạt đỉnh này càng lớn thì nguy cơ loãng xương ngày sau càng thấp. chính vì thế mà một chế độ ăn hợp...

Đọc thêm

Phòng bệnh Loãng xương như nào   1. Chế độ ăn   Khối lượng xương của mỗi người sẽ tối đa vào khoảng 20 đến 35 tuổi, nếu khối lượng xương đạt đỉnh này càng lớn thì nguy cơ loãng xương ngày sau càng thấp. chính vì thế mà một chế độ ăn hợp...

Đọc thêm

Người phụ nữ bị Tràn dịch khớp gối hết sưng viêm sau 7 ngày chỉ với phương pháp này

Bà Dương Thị Tâm (phường Vĩnh Điệp – quận Lê Chân – Hải Phòng) xuất thấn từ một người nông dân nghèo khó. Do công việc vất vả mất sức, bà Tâm đã phải sống chung với những cơn đau nhức xương khớp hơn 10 năm nay. Mặc dù chạy...

Đọc thêm

Bà Dương Thị Tâm (phường Vĩnh Điệp – quận Lê Chân – Hải Phòng) xuất thấn từ một người nông dân nghèo khó. Do công việc vất vả mất sức, bà Tâm đã phải sống chung với những cơn đau nhức xương khớp hơn 10 năm nay. Mặc dù chạy...

Đọc thêm

Bệnh Loãng xương

Loãng xương   Loãng xương là bệnh lý cơ xương khớp có tính chất toàn thân, xảy ra do quá trình huỷ xương nhanh hơn quá trình tạo xương dẫn đến giảm khối lượng xương theo thời gian gây nên tình trạng xương dễ giòn và có nguy cơ gãy xương (có...

Đọc thêm

Loãng xương   Loãng xương là bệnh lý cơ xương khớp có tính chất toàn thân, xảy ra do quá trình huỷ xương nhanh hơn quá trình tạo xương dẫn đến giảm khối lượng xương theo thời gian gây nên tình trạng xương dễ giòn và có nguy cơ gãy xương (có...

Đọc thêm

Loãng xương điều trị như thế nào?

Điều trị loãng xương   Loãng xương là bệnh không khó phát hiện ra, tuy nhiên, điều trị loãng xương không đơn giản. Sau đây là một số lý do nêu lên để chứng minh điều đó:   Loãng xương là bệnh thường gặp ở người cao tổi, chính vì vậy những đặc điểm...

Đọc thêm

Điều trị loãng xương   Loãng xương là bệnh không khó phát hiện ra, tuy nhiên, điều trị loãng xương không đơn giản. Sau đây là một số lý do nêu lên để chứng minh điều đó:   Loãng xương là bệnh thường gặp ở người cao tổi, chính vì vậy những đặc điểm...

Đọc thêm
Viết bình luận của bạn:
Đăng ký khám

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

banner
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Kênh mạng xã hội: Facebook Kênh Youtube Kênh Zalo Kênh Shopee Kênh Lazada Kênh Tiki Kênh Sendo
comment%}